Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 21

Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11

Mời các thầy cô cùng học sinh tham khảo bài Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 21 do VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Lý khác nhau, bao quát nội dung trọng tâm của bài học, hỗ trợ quá trình dạy và học môn Lý đạt chất lượng.

Bài tập Vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Câu 1. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào

A. Cường độ dòng điện

B. Hình dạng của dây dẫn

C. Môi trường xung quanh dây dẫn

D. Tiết diện của dây dẫn

Câu 2. Cảm ứng từ tại một điểmtrong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển

A. Song song với dòng điện

B. Vuông góc với dòng điện

C. Trên một đường sức từ

D. Trên một mặt trụ

Câu 3. Trong hình 21.1, mũi tên nào đúng hướng của từ trường tạo ra bởi dòng điện trong ống dây thẳng, dài?

Trắc nghiệm Vật lý 11

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không có cường độ I = 10A. Cảm ứng từ tại một điểm nằm cách dòng điện 2cm có độ lớn là

A. 10-6T

B. 10-4T

C. 10-5T

D. 10-7T

Câu 5. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3cm có độ lớn là 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là

A. 3 A

B. 1,5A

C. 2A

D. 4,5A

Câu 6. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng dài, dài đặt trong chân không có cường độ I = 5A. Gọi M là một điểm gần dòng điện, cảm ứng từ tại M có độ lớn là 2.10-5T. Khoảng cách từ M đến dòng điện là

A. 5m

B. 5cm

C. 0,05cm

D. 0,05mm

Câu 7. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Trên đường thẳng ∆ vuông góc với dây dẫn có hai điểm M và N nằm ở một phía so với sợi dây. Biết cảm ứng từ tại M và N có độ lớn lần lượt là BM = 3.10-5T và BN = 2.10-5T. Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn MN có độ lớn là

A. 2,2.10-5T

B. 2,5.10-5T

C. 2,6.10-5T

D. 2,4.10-5T

Câu 8. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Gọi M và N là hai điểm trên đường thẳng ∆ nằm vuông góc với dây dẫn, ở cùng một phía so với dây dẫn và điểm M gần dây dẫn hơn. Biết độ lớn của cảm ứng tại M lớn gấp 1,2 lần độ lớn cảm ứng từ tại N và khoảng cách MN bằng 2cm. Khoảng cách từ M đến dây dẫn bằng

A. 10cm

B. 12cm

C. 6cm

D. 8cm

Câu 9. Khảo sát từ trường của một dòng điện thẳng, dài có cường độ không đổi. Gọi M là một điểm gần dòng điện và cách dòng điện một khoảng r. Những điểm mà cảm ứng từ tại đó cùng hướng, cùng độ lớn với cảm ứng từ tại điểm M nằm trên

A. Đường tròn qua M, thuộc mặt phẳng vuông góc với dòng điện, tâm nằm trên dây dẫn

B. Đường thẳng qua M và song song với dòng điện

C. Mặt trụ qua M, với trục hình trụ trùng với dây dẫn

D. Hai đường thẳng nằm đối xứng nhau qua dây dẫn, một trong hai đường thẳng đó đi qua M và song song với dây dẫn

Câu 10. Gọi d1, d2 là hai đường thẳng song song cách nhau 4cm trong chân không. M là một điểm trong mặt phẳng chứa d1, d2. Biết khoảng cách từ M đến d1 lớn hơn khoảng cách từ M đến d2 là 4cm. Đặt một dòng điện không đổi trùng với đường thẳng d1 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là B1 = 0,12T. Đưa dòng điện tới vị trí trùng với đường thẳng d2 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là B2 = 0,10T. Cảm ứng từ tại một điểm trên đường d1 có độ lớn là

A. 0,22T

B. 0,11T

C. 0,5T

D. 0,25T

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 11

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B A B D A B C
Đánh giá bài viết
1 653
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Xem thêm