Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người

Suy nghĩ về tầm quan trọng của nơi dựa trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 12: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Nơi dựa” là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên sau những khó khăn, gian khổ, vấp ngã ở cuộc sống.

b. Phân tích

Không ai trong chúng ta có thể tồn tại một mình trên cõi đời này. Chúng ta luôn sống trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội: với gia đình, nhà trường, bè bạn. Những người có kết nối quanh ta có thể làm nơi dựa cho ta nếu đủ tin tưởng.

Trong cuộc sống, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình thuận lợi mãi mãi. Ta rất cần tìm cho mình một nơi dựa làm điểm tựa trong đời, để được an ủi, che chở, giúp đỡ, vỗ về nâng bước.

Nơi dựa còn là động lực tiếp thêm sức mạnh để con người đúng lên, vững bước trên con đường của mình và chinh phục thành công, nơi dựa luôn là hậu phương vững chắc cho con người trên bước đường đời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nơi dựa của con người làm minh họa cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người vẫn còn ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không chịu làm việc, tự chủ cho cuộc sống của chính mình. Lại có những người không biết trân trọng cuộc sống, không biết trân trọng nơi dựa, những người bên cạnh mình,… những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Văn mẫu nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người

Cuộc đời là một hành trình dài của mỗi người, trên hành trình đó, có lúc ta sẽ vấp ngã, trường thành và những niềm vui, nỗi buồn. Mỗi người có một điểm tựa, nơi dựa khác nhau để làm động lực đứng lên đi tiếp. Vậy thế nào là nơi dựa? “Nơi dựa” là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên sau những khó khăn, gian khổ, vấp ngã ở cuộc sống. Không ai trong chúng ta có thể tồn tại một mình trên cõi đời này. Chúng ta luôn sống trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội: với gia đình, nhà trường, bè bạn. Những người có kết nối quanh ta có thể làm nơi dựa cho ta nếu đủ tin tưởng. Trong cuộc sống, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình thuận lợi mãi mãi. Ta rất cần tìm cho mình một nơi dựa làm điểm tựa trong đời, để được an ủi, che chở, giúp đỡ, vỗ về nâng bước. Nơi dựa còn là động lực tiếp thêm sức mạnh để con người đúng lên, vững bước trên con đường của mình và chinh phục thành công, nơi dựa luôn là hậu phương vững chắc cho con người trên bước đường đời. Bênh cạnh đó, trong cuộc sống có nhiều người vẫn còn ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không chịu làm việc, tự chủ cho cuộc sống của chính mình. Lại có những người không biết trân trọng cuộc sống, không biết trân trọng nơi dựa, những người bên cạnh mình,… chúng ta không nên học và làm theo những hành động, những con người này. Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống một cuộc sống thật trọn vẹn và tươi đẹp.

Suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 2

Một nhà vật lý nổi tiếng đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả thế giới”. Câu nói này của ông khiến ta thấy rằng trong cuộc sống con người luôn cần cho mình một điểm tựa để thực hiện những ước mơ, hoài bão hay vượt qua những khó khăn, trở ngại. Chính vì vậy, bài thơ Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi gợi lên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ.

“Nơi dựa” (điểm tựa) là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên…. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.

Không ai trong chúng ta có thể tồn tại một mình trên cõi đời này. Chúng ta luôn sống trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội: với gia đình, nhà trường, bè bạn. Chính trong những mối quan hệ đó, con người học tập, làm việc, dần định hình và phát triển nhân cách của mình. Trong cuộc sống, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình thuận lợi mãi mãi. Có thể đến một lúc nào đó công việc của chúng ta sẽ gặp bất trắc, trở ngại. Chính những lúc ấy, ta rất cần tìm cho mình một nơi dựa làm điểm tựa trong đời, để được an ủi, che chở, giúp đỡ, vỗ về nâng bước. Từ đó những thất bại, rủi ro vấp phải sẽ nhanh chóng được vượt qua, con người sẽ có thêm tự tin để bước tiếp.

Như đã nói, bao giờ cũng bắt đầu từ chỗ dựa vững chắc: gia đình. Tình cảm thân thương ruột thịt, sự che chở nâng đỡ cho từng thành viên là điều gia đình không hề thiếu. Cha mẹ luôn ở bên con cái dẫu khi bé thơ đến lúc trưởng thành, động viên con vững bước trên đường đời và có khó khăn gì ta cũng về với cha mẹ đầu tiên. Ngược lại con cái cũng là nơi dựa của cha mẹ, niềm vui của con thể hiện ở nụ cười, nét mặt, ước mong cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn quãng đời mình đã sống là chỗ dựa vững chắc cho cha mẹ vượt qua những trở lực trong công việc. Điểm tựa tiếp theo cho con người chính là nhà trường, bạn bè, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi xung quanh ta còn thầy cô luôn dìu dắt, chăm sóc từng ngày, quanh ta vẫn còn bạn bè chia sẻ niềm vui trong học tập, đời sống. Những gì ta khó ngỏ lời cùng cha mẹ, khó cùng bố mẹ trò chuyện có thể trao đổi với thầy cô, bè bạn. Một môi trường học đường thân thiện, tích cực luôn là một không gian lý tưởng cho học sinh phát triển. Điểm tựa trong đời ta đôi khi là những tấm gương sáng, thậm chí những con người bình thường trong xã hội. Thấy những anh xe ôm dám bắt cướp, thấy những suất cơm từ thiện, những tấm lòng dành cho đồng bào nghèo, cơ nhỡ hoặc gặp phải thiên tai, ta có nơi dựa để tin rằng cuộc đời còn nhiều người tử tế. Gặp một hoàn cảnh khuyết tật, gia cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên ta biết rằng mình còn là một điểm tựa mà thấy rằng mình còn hạnh phúc hơn bao người khác, vững tin với khả năng chịu đựng và vượt qua mọi thử thách của con người để từ đó phải cố gắng hơn.

Đúng là trong cuộc sống ta rất cần nơi dựa, nhưng đừng ỷ lại, dựa dẫm vào đấy quá nhiều. Cần lên án, phê phán những kẻ sức dài vai rộng nhưng vẫn sống bám vào bố mẹ già, những kẻ không chịu làm gì vì ỷ lại vào người khác. Nên nhớ rằng chỗ dựa chỉ hỗ trợ cho ta bước qua khó khăn chứ không thể làm thay ta mọi điều, hãy hiểu điểm tựa theo ý nghĩa tích cực nhất của nó. Nhắc lại ý trên, ta mới thì dẫu tìm cho mình một chỗ dựa nhưng quan trọng nhất vẫn chính là bản thân con người. Như lúc còn học phổ thông, Louis Pasteur chỉ là một học sinh trung học. Về môn hóa, ông đứng hạng 15/22 học sinh của lớp. Cuối cùng, ông đã trở thành một khoa học gia nổi tiếng. Walt Disney từng bị tòa soạn báo sa thải vì thiếu ý tưởng, từng nếm mùi phá sản rất nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland đến việc hợp tác cùng nhau. Chính vì vậy mà con người càng cần phải hợp tác cùng người khác nên mọi lĩnh vực, phải ủng hộ nhau, hợp lực với nhau để đẩy nhanh tiến độ phát triển. Trong thời buổi này không thể đóng khung mình trong chỗ dựa cho mình và lấy mình làm chỗ dựa cho họ, có vậy, chúng ta mới có thể đặt được thành công nhanh chóng.

Lí trí vĩ đại – cuốn sách được thương nhân và chính trị gia xuất sắc nhất của Mĩ đánh giá là cuốn sách đưa quốc này tiến vào thế kỉ XX – đã từng viết như sau: “Nếu mỗi lần vấp ngã, bạn lại bật lên như một quả bóng, khi mọi người đều từ bỏ mà bạn vẫn kiên trì hướng về phía trước thì làm sao bạn có thể thất bại được”. Cuối cùng, nơi dựa vững chắc nhất cho mỗi người vẫn là chính bản thân chúng ta. Nếu con người tự tin, có năng lực, biết tận dụng tốt nhất những gì mình có thì việc khó nhất cũng có thể vượt qua, từ đó đi lên thành công trong cuộc sống.

Suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 3

Tôi đã từng rất tâm đắc câu nói của s. Exupery: “ Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta lại phải đối mặt với cuộc đời”. Phải, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sống gió, những gian nan, thử thách. Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Và vì vậy, có những khi chúng ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “nơi dựa”, một điểm tựa trong cuộc sống. Hiểu được chân lí giản dị mà sâu sắc ấy, mỗi người sẽ tự rút ra cho mình những chiêm nghiệm riêng khi đọc bài thơ Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi.

Giản dị thôi, bài thơ vẽ ra hai cảnh trái ngược: một người đàn bà trẻ đẹp “ dắt đứa con thơ trên đường, đứa con chân “ lẫm chẫm”, tay “ hoa một điệu múa kì lạ”, bé chưa nói rõ tiếng vậy mà “ đứa bé còn bước chưa vững chãi lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia”. Thời gian tính bằng đời người trôi qua, em bé lớn lên, thành người chiến sĩ. Người chiến sĩ đã trải qua những cuộc trường chinh, đã đối mặt với cái chết, anh “ đỡ bà cụ già lưng còng”, “bước run rẩy, khuôn mặt già nua”, đã chịu “nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời” thế nhưng “ bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách”.

Câu chuyện nhỏ nhưng ngụ ý nhiều chiêm nghiệm sâu xa. Một đứa trẻ vô tư, yếu ớt, một bà cụ lưng còng, sức yếu lại trở thành chỗ dựa cho người lớn, cho người chiến sĩ – những con người tưởng như phải mạnh mẽ, vững vàng hơn. Phải chăng, con đường mà họ đang đi chính là con đường đời mỗi chúng ta phải bước, và những “chỗ dựa" không phải mang ý nghĩa vật chất mà toát lên ý nghĩa tinh thần. Thì ra, “ nơi dựa" nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao, to tát mà có khi ở ngay bên cạnh, song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, như bè bạn, thầy cô,… Đó là những người sống cùng ta, chia sẻ ngọt bùi, thấu hiểu tâm hồn ta, biết ta muốn gì, cần gì và luôn vun đắp cho hạnh phúc của ta. Nhân vật Nhĩ (Bên quê, Nguyễn Minh Châu) sau một đòi gian truân phiêu bạt mới nhận ra cái “ bến” của cuộc đời mình là Liên, người vợ lặng thầm, tần tảo. Điểm tựa không phải nơi nào xa lạ mà chính là những người thân thuộc bên ta, chứ không phải anh hùng hay vĩ nhân nào khác, họ là người sẵn sàng ghé vai cho ta sự vững tâm, bình yên trong tâm hồn. Triết lí giản dị mà thiêng liêng ấy lại càng trở nên thấm thía và sâu sắc vì nó mang đậm tâm sự, suy ngẫm của đời người.

Trong cuộc sống, có những lúc con người lâm vào bế tắc, có khi rơi vào tuyệt vọng và “nơi dựa” lúc ấy chính là động lục cho con người tiếp tục sống. Sau những đổ vỡ, cơ cục, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” là nơi ta lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì. Đứa trẻ nhỏ là chỗ dựa cho người thiếu phụ không chỉ vì đó là một phần của chị, mà còn bởi nhìn vào đứa trẻ, chị nhìn thấy tương lai của mình, thấy đứa con lớn lên, đẹp đẽ, trưởng thành, thấy dòng máu của mình được tái sinh trọn vẹn. Thì ra, chỗ dựa của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sổng, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời. Câu chuyện trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi gợi ta nhớ đến mảnh đời của người anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ ( Hải Phòng). Căn bệnh HIV/AIDS bị nhiễm (từ một phút giây lầm lỡ của người chồng) tưởng như đã cướp đi sức sống, tuổi xuân đầy ý nghĩa của chị. Nhưng không, chính nhờ mầm sống đang hình thành trong chị mà chị có thêm niềm tin, nghị lực sống để vượt qua nghịch cảnh. Nếu không có một điểm tựa tinh thần bền vững như thế, liệu con người ấy có thể tiếp tục sống và sống có ích trong khi xã hội vẫn còn chưa hết kì thị với căn bệnh thế kỉ này?

Đọc bài thơ của Nguyễn Đình Thi, người đọc còn thấy ấm lòng về hình ảnh của bà cụ, chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ vượt qua thử thách. Vậy phải chăng, chỗ dựa, điểm tựa trong cuộc sống chính là nguồn sức mạnh, là niềm tin để mỗi người đương đầu với bao gian nan, khó khăn? Trong số chúng ta hẳn không ít người biết đến câu chuyện của Helen Keller- diễn giả Mĩ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Chúng ta cũng biết bà là người không có khả năng thính giác và thị giác.

Nhưng với sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của cô giáo Anne Sullivan, cùng là một người khuyết tật, Helen đã vượt lên trên mọi thử thách của cuộc đời, vượt qua bao khó khăn vì khiếm khuyết cơ thể để sống và thành công tột đỉnh. Đó không phải là một minh chứng tuyệt vời cho ý nghĩa của “nơi dựa” trong cuộc đời hay sao? Nhiều người đã rất xúc động khi xem chương trình “Những trái tim nhân ái” trên truyền hình VTV1. Ở đó từng có một câu chuyện cổ tích giũa đòi thường về ông Trần Thiên Minh – chủ nhân của ngôi nhà bảo trợ những người khuyết tật ở thủ đô Hà Nội. Chẳng ruột rà máu mủ nhưng ông đã tình nguyện trở thành chỗ dựa tinh thần cho hơn ba mươi cô gái sinh ta không may mắn suốt hơn hai mươi năm qua. Và điểm tựa vô giá ấy đã giúp đỡ các cô vượt lên số phận, hoà nhập với cộng đồng, xã hội hôm nay.

Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá. Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của chính mình. Nơi dựa chỉ nên là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” không thể là nơi ta hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống vốn rất nhiều gian nan.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những nhà hộp kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc máy tính, máy nghe nhạc là con người có thể tách ra khỏi cộng đồng. Trẻ con ưa “ chat” hơn nói chuyện với cha mẹ, gia đình chỉ đông đủ lúc bữa cơm tối… Phải chăng, con người đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Và vì thế, các vụ tự tử, cuộc sống chơi bời, thác loạn của nhiều thanh niên ngày càng tăng lên… Rõ ràng, thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi chỗ dựa trong cuộc đời, con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định, không biết làm thế nào để tiếp tục sống.

Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để đi về có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình, có những người thầy mất ngủ vì sự tiến bộ của tôi,… Chỗ dựa chỉ giản dị thế thôi, mà thiếu nó, tôi chẳng thể thành người.

Đoạn văn về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 4

Trong cuốn nhật kí cảm động của mình Đặng Thùy Trâm đã có lần viết: “đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”, cuộc đời mỗi con người phải có những thăng trầm, những điểm rơi để mỗi con người trở nên dày dạn hơn, trưởng thành hơn. Nhưng làm thế nào để vượt qua những điểm rơi ấy? Có thể là bằng chính bản lĩnh của mỗi con người nhưng cũng có thể cần lắm một nơi dựa. Bài thơ “NƠI DỰA” của Nguyễn Đình Thi cho chúng ta hiểu rõ hơn về nơi dựa của cuộc sống. Bài thơ có hai câu chuyện nhỏ, câu chuyện thứ nhất là câu chuyện của một người đàn bà trẻ tuổi và một đứa bé. “Người đàn bà với khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào”, có lẽ người đàn bà đã trải qua những khó khăn, những đau đớn, những bất hạnh trong cuộc sống. Còn đứa bé mới chỉ ” lẫm chẫm” đi chưa vững, miệng nói líu lo chưa rõ, nó còn quá nhỏ. Những tưởng người đàn bà sẽ là nơi dựa cho đứa trẻ nhưng thực ra đứa trẻ kia mới là “nơi dựa” cho người đàn bà kia sống.

Câu chuyện nhỏ thứ hai là của anh chiến sĩ và bà cụ. Anh chiến sĩ có cái nhìn “đã nhiều lần nhìn vào cái chết” nghĩa là anh đã từng phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đã phải trải qua bao đau thương nghiệt ngã của cuộc đời. Còn bà cụ, tuổi đã cao, sức đã yếu, bước đi không còn vững nữa. Những tưởng người chiến sĩ sẽ phải là “nơi dựa” cho bà cụ nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bà cụ chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ đi qua những thử thách.

→ Như vậy bài thơ đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần.

Với việc sử dụng thể thơ văn xuôi, với ngôn từ giản dị, mỗi câu thơ như một lời nói nhẹ nhàng và sâu sắc, Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nhận thấy ý nghĩa của nơi dựa tinh thần. Quả thực, với mỗi một con người, nơi dựa về tinh thần là vô cùng quan trọng và nó đặc biệt quan trọng khi mỗi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, rơi vào những điểm rơi trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hàng ngày, Nơi dựa tinh thần của bạn có thể là cha, mẹ, là những người thân yêu, là quê hương, tổ quốc. Nơi dựa tinh thần của tôi có thể chính là những mục tiêu tôi đặt ra, có thể là một lời hứa với bản thân từ quá khứ và tất cả đều tạo động lực cho bạn và cho tôi có thể tiến lên.

*Trong dòng chảy trôi bình thường của cuộc sống, nơi dựa tinh thần cũng có vai trò quan trọng, nó giúp chúng ta không đi lệch đường, lệch hướng, không bị chững lại và thậm chí là không bị tụt lùi về phía sau trong dòng chảy trôi của cuộc đời

*Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, với thử thách trong cuộc sống thì nơi dựa sẽ tạo ra động lực, sẽ thúc đẩy, sẽ động viên và thậm chí là định hướng cho ta cách để ta vượt qua khó khăn, thử thách (lấy dẫn chứng).

*Khi chúng ta gặp phải thất bại, nơi dựa sẽ xoa dịu đi những nỗi buồn, giúp chúng ta đứng lên, bước tiếp những bước vững vàng hơn

Bên cạnh nơi dựa về tinh thần trong cuộc sống còn có nơi dựa về vật chất. Nơi dựa là điểm tựa cần thiết để giúp cuộc sống mỗi con người trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu ai đó lạm dụng nơi dựa sẽ có khả năng trở thành những con người phụ thuộc, trở thành ỷ lại, dựa dẫm. Biết mình có nơi dựa vững vàng cho nên không cố gắng, không nỗ lực. Như vậy, nơi dựa chỉ thực sự có tác dụng đối với tinh thần tự lập, ý thức tự giác của mỗi con người.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 5

Hãy sống và yêu thật đơn giản, đơn giản như dòng sông xanh xanh, bàng bạc. Đừng mãi nhìn cuộc đời quá phức tạp, quá hoa mỹ, như thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi. Không cần đến những con sóng dữ dội, vì những con sóng chỉ khiến người ta cảm thấy hơi vị bôn ba, không cần đến màu sắc rực rỡ, vì chỉ làm cho người ta mơ mộng chốn phồn hoa.

Người ta thường nói, thứ đơn giản và hồn nhiên nhất chính là tâm hồn non nớt của trẻ con, cái đơn giản đó mà cả thế giới cứ mãi tìm kiếm. Đúng vậy, khoảng thời gian tuổi thơ đẹp làm sao, cái tuổi với bao khát khao, bao hoài bão, lí tưởng, cái tuổi có những ước mơ bay cao, bay xa đến mức vượt tầm vũ trụ, cái tuổi đó đẹp, mơ màng nhưng dường như không thuộc về ta nữa.

Bây giờ khi trưởng thành, đứng trước quá nhiều lựa chọn, ta bắt đầu hoang mang, lo lắng, mình phải làm sao? Ai có thể giúp mình? Dần dần ta nhận ra ngay cả ước mơ, lí tưởng cũng cần có điểm tựa để ta dựa vào những lúc chênh vênh nhất, không biết lựa chọn nào là tốt nhất cho mình. Nhờ điểm tựa mà những lí tưởng không hóa ảo tưởng.

Người có lí tưởng là người hạnh phúc. Hạnh phúc là điểm đến không phải hành trình, hạnh phúc là nơi xuất phát, cũng là nơi để trở về, người hành phúc là người biết mình đi đâu và về đâu. Dù cuộc sống có bộn bề tấp nập đến đâu chăng nữa thì cũng cần một điểm tựa, một nơi để tìm về. Đúng thế điểm tựa chính là điểm xuất phát và điểm dừng chân, điều đó được ví như tòa lâu đài cao bao nhiêu cũng không thể đứng vững trên hư không, loài trai biển muốn xuất hiện, muốn sinh tồn thì cần có biển cả, và bãi cát che chở.

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải từng trải qua ít nhất 1 lần thất bại, hụt hẫng, đau khổ, dằn vặt…Những lúc đó bạn cần gì nhất? đó chính là một điểm tựa, đó là điểm tựa niềm tin, niềm tin giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mang đến mọi điều tốt đẹp.

Chỉ cần có niềm tin, dù phải đối diện với thử thách nghiệt ngã đến đâu chẳng nữa, bạn hãy tin rằng cuộc sống luôn còn những cơ hội cho bạn và khả năng của con người là không có giới hạn. Hơn nữa, bạn không đơn độc một mình. Bên cạnh bạn luôn có những bàn tay sẵn sàng nâng đỡ, còn có những tấm lòng chia sẻ và cả những ký ức đẹp của cuộc sống.

Niềm tin là điểm tựa quý giá đưa ta đến gần hơn sự thành công.

Archiedes từng nói:”Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bỗng cả trái đất” có sức mạnh là có cơ hội làm mọi thứ, chỉ cần có điểm tựa vững chắc thì khó khăn mấy cũng nâng lên được

Con người cũng cần một điểm tựa, điểm tựa đó có thể mang đến cho bạn trí tuệ, sức mạnh, phương hướng và dung khí. Tìm được điểm tựa thuộc về mình, lúc đó có thể bạn sẽ phát hiện ra lí tưởng cách bạn không xa lắm.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 6

Trong cuốn nhật ký cảm động của mình Đặng Thùy Trâm đã có lần viết: “đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”, cuộc đời mỗi con người phải có những thăng trầm, những điểm rơi để mỗi con người trở nên dày dạn hơn, trưởng thành hơn. Nhưng làm thế nào để vượt qua những điểm rơi ấy? Có thể là bằng chính bản lĩnh của mỗi con người nhưng cũng có thể cần lắm một nơi dựa. Bài thơ “NƠI DỰA” của Nguyễn Đình Thi cho chúng ta hiểu rõ hơn về nơi dựa của cuộc sống. Bài thơ có hai câu chuyện nhỏ, câu chuyện thứ nhất là câu chuyện của một người đàn bà trẻ tuổi và một đứa bé. “Người đàn bà với khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào”, có lẽ người đàn bà đã trải qua những khó khăn, những đau đớn, những bất hạnh trong cuộc sống. Còn đứa bé mới chỉ ” lẫm chẫm” đi chưa vững, miệng nói líu lo chưa rõ, nó còn quá nhỏ. Những tưởng người đàn bà sẽ là nơi dựa cho đứa trẻ nhưng thực ra đứa trẻ kia mới là “nơi dựa” cho người đàn bà kia sống.

Câu chuyện nhỏ thứ hai là của anh chiến sĩ và bà cụ. Anh chiến sĩ có cái nhìn “đã nhiều lần nhìn vào cái chết” nghĩa là anh đã từng phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đã phải trải qua bao đau thương nghiệt ngã của cuộc đời. Còn bà cụ, tuổi đã cao, sức đã yếu, bước đi không còn vững nữa. Những tưởng người chiến sĩ sẽ phải là “nơi dựa” cho bà cụ nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bà cụ chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ đi qua những thử thách.

Như vậy bài thơ đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hy vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần.

Với việc sử dụng thể thơ văn xuôi, với ngôn từ giản dị, mỗi câu thơ như một lời nói nhẹ nhàng và sâu sắc, Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nhận thấy ý nghĩa của nơi dựa tinh thần. Quả thực, với mỗi một con người, nơi dựa về tinh thần là vô cùng quan trọng và nó đặc biệt quan trọng khi mỗi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, rơi vào những điểm rơi trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hàng ngày, Nơi dựa tinh thần của bạn có thể là cha, mẹ, là những người thân yêu, là quê hương, tổ quốc . Nơi dựa tinh thần của tôi có thể chính là những mục tiêu tôi đặt ra, có thể là một lời hứa với bản thân từ quá khứ và tất cả đều tạo động lực cho bạn và cho tôi có thể tiến lên.

Trong dòng chảy trôi bình thường của cuộc sống, nơi dựa tinh thần cũng có vai trò quan trọng, nó giúp chúng ta không đi lệch đường, lệch hướng, không bị chững lại và thậm chí là không bị tụt lùi về phía sau trong dòng chảy trôi của cuộc đời (lấy dẫn chứng).

Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, với thử thách trong cuộc sống thì nơi dựa sẽ tạo ra động lực, sẽ thúc đẩy, sẽ động viên và thậm chí là định hướng cho ta cách để ta vượt qua khó khăn, thử thách (lấy dẫn chứng).

Khi chúng ta gặp phải thất bại, nơi dựa sẽ xoa dịu đi những nỗi buồn, giúp chúng ta đứng lên, bước tiếp những bước vững vàng hơn (lấy dẫn chứng).

Bên cạnh nơi dựa về tinh thần trong cuộc sống còn có nơi dựa về vật chất. Nơi dựa là điểm tựa cần thiết để giúp cuộc sống mỗi con người trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu ai đó lạm dụng nơi dựa sẽ có khả năng trở thành những con người phụ thuộc, trở thành ỷ lại, dựa dẫm. Biết mình có nơi dựa vững vàng cho nên không cố gắng, không nỗ lực. Như vậy, nơi dựa chỉ thực sự có tác dụng đối với tinh thần tự lập, ý thức tự giác của mỗi con người.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 7

Tôi thường xem những chương trình cảm động đến nghẹn lời của “Điều ước thứ bảy” trên sóng VTV3: câu chuyện về cô gái ung thư kiên cường Ngọc Nữ và người bạn trai thầm lặng thực hiện những ước mơ cuối đời của cô; cuộc sống nghèo khó của bà cụ bán hàng song với hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi. Những mẩu chuyện ấy tựu chung một từ “chỗ dựa”: Ngọc Nữ tìm thấy tình yêu sống trong tình thương chân thành, bà cụ cô đơn hạnh phúc bên bầy mèo nhỏ. Thiết nghĩ, trong cuộc sống cần thiết lắm tìm được chỗ dựa cho mình, nhưng làm chỗ dựa cho người khác, phải chăng còn cao quý và cần thiết hơn?

Nơi dựa là điểm tựa về tinh thần và vật chất của mỗi người, là bội con người có thể đặt trọn niềm tin, là động lực tiếp sức cho cá nhân, là nguồn cổ vũ động viên vô tận của con người. Nhưng nếu nói đến “chỗ dựa”, ta thường nghe “chỗ dựa tinh thần” bởi đó mới là nghĩa thật sự của chỗ dựa đời người.

Tìm chỗ dựa cho mình là điều đúng đắn trong cuộc sống, nhưng trở thành chỗ dựa cho người khác-đó mới là cách sống ở đời.

Nhưng có một thực tế rằng, muốn sống vì người khác trước hết phải biết sống cho chính mình:biết đi tìm một chỗ dựa cần thiết.

Con người tồn tại trong thế giới không phải là một thực tế tách biệt, trái lại luôn tổng hòa trong mối quan hệ xung quanh.Có những người rất kì lạ, họ cho rằng có thể sống độc lập không cần tiến hóa trên Trái Đất, biến máy móc phục vụ cho cuộc sống của mình, có thể điều khiển cả thời tiết.Con người mạnh mẽ nhất, cũng yếu mềm nhất bởi chính phần cảm xúc vô thức không thể chế ngự:lạnh đã có áo, mưa đã có ô che đầu, nhưng sự mơ hồ của tình thần liệu có mua được thuốc?

Thời nguyên thủy, loài người vượn cổ sống bầy đàn để cùng săn bắn hái lượm, cùng vượt qua mùa đông lạnh giá.Dường như vì thế, khi mọi người đều có thể tự động và hiện đại hóa, con người vội cho rằng mình có thể độc lập? Thử thách của cuộc sống khắc nghiệt tỉ lệ thuận với sự phát triển của thời đại, mà con người có nhược điểm sợ thay đổi và chậm thích nghi. Giữa những giây phút khó khăn ấy, có lẽ cần lắm một nguồn cổ vũ từ một “chỗ dựa”.

Đâu phải ai cũng là vận động viên chạy bền theo kịp mãi vòng quay không ngừng nghỉ của xã hội, đâu tránh khỏi cảm giác cô đơn, lạc lõng. Có những người con xa xứ thèm cái nắng phương Nam, nhớ những thảm đào hồng nơi phố Tết; có anh sinh viên nhớ giọng cười mẹ hiền, nhớ mắt em thơ trong veo ngọc biếc.Chỗ dựa thân thương – nơi gia đình, bạn bè, người thân là ngọn lửa thần kì tan chảy bao muộn phiền đóng băng trong lòng.

Hình như trong cuộc sống, dù mạnh mẽ cá tính đến đâu, con người cũng cần lắm một chỗ dựa.

Một con người có vô số bạn, bạn thân có đôi ba, nhưng “chỗ dựa” thực sự có lẽ cũng khó tìm như tri kỉ tri âm vậy, và đôi lúc con người không thực sự nhận ra “chỗ dựa” của mình.Vì thế, sự tình nguyện trở thành chỗ dựa cho người khác thật cao quý, vì quả thật.

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”

Tình cảm cao đẹp ấy trước hết khơi nguồn từ đạo lí sống, có lẽ của toàn nhân loại, không chỉ riêng dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá rách” đạo lí sống nhân ái ấy có lẽ cũng chính là ý nghĩa của “chỗ dựa”: sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh.Ý nghĩa của sự sẻ chia đôi khi không nằm ở sự to lớn của điều cho đi mà là niềm hạnh phúc nhỏ bé nhận lại.”Chỗ dựa tinh thần” vố là khái niệm mơ hồ, nên niềm hạnh phúc ấy lại khó đoán biết; cũng giống như câu hỏi vì sao hoa lại nở, vì sao cầu vồng lại xuất hiện sau cơn mưa, vì sao đứa bé sơ sinh lại cườI vốn dĩ đều là những cảm xúc tự nhiên nhất.

Làm chỗ dựa cho người khác không chỉ là lòng nhân ái, không chỉ có niềm hạnh phúc sẻ chia mà còn là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn, có trách nhiệm và trưởng thành hơn.Bất kì ai có thứ mình cần bảo vệ đều sẽ trở nên mạnh mẽ. Và cũng bởi khi trở thành chỗ dựa, ta chấp nhận thử thách gấp đôi:vừa giữ vững lòng mình, vừa an ủi, khích lệ người khác để xứng đáng với tin tưởng của người đó.

Có lẽ, cao quý thôi chưa đủ, cần thiết thôi chưa đủ, làm chỗ dựa cho người khác còn xứng đáng với hai chữ “can đảm”, Dù lòng nhân ái bao la, nhưng tâm lí đám đông vẫn mặc định “ốc không mang nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu”.Cha mẹ tìm chỗ dựa nơi con cái là lẽ “hiếu”, vợ chồng nương tựa vào nhau là lẽ “phu thê”, bạn bè đồng cam cộng khổ là lẽ “bằng hữu”, nhưng những người xa lạ tìm nơi dựa lẫn nhau có lẽ chỉ vì một lẽ “người”.Như câu chuyện về “chú lính chì” Hồ Thiện Nhân và mẹ nuôi em - nhà báo Mai Anh. Thời điểm đó cô nhận nuôi Thiện Nhân khi gia cảnh khó khăn, hai đứa con nhỏ đau ốm liên miên, có người nói cô dại “đèo bòng’, bởi Thiện Nhân tật nguyền, sinh bệnh thoi thóp trên bàn phẫu thuật với chi phí hàng trăm triệu tiền Việt Nam.Nhưng bất chấp tất cả, cô vẫn cho em một mái ấm gia đình-một chỗ dựa đúng nghĩa. Nhà báo Mai Anh và hàng trăm những tấm lòng thiện đang giang tay cưu mang những số phận bất hạnh-những con người làm chỗ dựa cho người khác chẳng phải cao quý vô cùng mà cũng can đảm vô ngần hay sao?

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 8

Cuộc đời luôn đặt ra cho con người muôn vàn những thách thức, đó là những khó khăn, trở ngại và những điều không mong muốn khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là gục ngã. Để vượt qua tất cả những chướng ngại ấy, bên cạnh một nghị lực phi thường, một quyết tâm mạnh mẽ, con người còn cần đến một "nơi dựa" về tinh thần. Hiểu một cách đơn giản, "nơi dựa" chính là nơi mà chúng ta có thể dựa dẫm, tin tưởng, nơi có thể vỗ về, mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên, ấm áp và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Dù mạnh mẽ, bản lĩnh đến đâu thì sẽ có một lúc nào đấy chúng ta cảm thấy mệt mỏi, "yếu lòng" trước những tác động không mong muốn của cuộc sống. Khi ấy chúng ta cần có một điểm tựa về tinh thần để tiếp thêm niềm tin, sức mạnh. Đó có thể là vòng tay ấm áp, bao dung của bố mẹ, gia đình; đó cũng có thể là lời động viên, chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp,... Những lời nói yêu thương, hành động vỗ về trong lúc chúng ta yếu đuối, mệt mỏi nhất chính là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua tất cả những thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm "chỗ dựa" với thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chỗ dựa là nguồn sức mạnh không thể thiếu trên hành trình chinh phục thành công, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta biến mình thành cây "tầm gửi" để sống phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Trân trọng những mối quan hệ tốt đẹp mà chúng ta có và làm chủ cuộc sống của bản thân chính là chìa khóa giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 9

Trong bộ phim "Người phán xử", câu nói "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn những thứ khác có hay không cũng không quan trọng" của nhân vật Phan Quân từng gây "bão" một thời gian dài trên mạng xã hội. Câu nói không chỉ thể hiện được vai trò của gia đình mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về "chỗ dựa" trong cuộc đời mỗi người. "Chỗ dựa" là nơi mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên, ấm áp, là điểm tựa vững chắc về tinh thần. Cuộc sống không chỉ có những niềm vui, hạnh phúc mà còn có những khó khăn và những điều không may mắn xảy đến. Khi con người cảm thấy nhỏ bé, yếu đuối nhất thì chỗ dựa chính là nơi nâng đỡ, vỗ về, tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những thử thách của cuộc sống. Chỗ dựa không chỉ mang ý nghĩa vật chất, đó là nơi chúng ta có thể nương tựa, dựa dẫm mà nó còn là nguồn sức mạnh tinh thần vô hình. Chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường nhưng lại có thể cảm nhận nó bằng trái tim. Chỗ dựa tinh thần mang đến cho con người niềm tin, nghị lực để vươn lên, đó cũng là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, phá vỡ những cảm xúc tiêu cực để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến câu chuyện về người cha nghèo sống trong ống cống hơn chục năm để nuôi con học đại học. Người cha nghèo nhưng giàu tình thương con ấy chính là động lực để hai người con trai thi đỗ thủ khoa vào hai trường đại học top đầu của Việt Nam là Đại học Bách khoa và Đại học Y Hà Nội. Chúng ta cần trân trọng những mối quan hệ mà chúng ta có, đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc, nơi nâng đỡ, che chở cho chúng ta trước mọi bão giông của cuộc đời.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 10

Cuộc sống là một thế giới đầy bí ẩn, nó có thể mở ra những cơ hội tốt đẹp, mang đến cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có thể đặt chúng ta vào những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo khiến ta đau khổ, gục ngã. Để có thể chinh phục những khó khăn, làm chủ cuộc sống, ai cũng cần có chỗ dựa về tinh thần. "Chỗ dựa" là chốn bình yên, ấm áp nhất, nơi chúng ta được yêu thương, che chở, vỗ về mỗi khi mệt mỏi, cô đơn. Chỗ dựa không chỉ giúp con người có thêm niềm tin mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chỗ dựa được tạo nên bởi những mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng như: gia đình, bạn bè, thầy trò...Đó là những người sẵn sàng ở bên chúng ta, yêu thương và che chở vô điều kiện. Bên cạnh đó, bên trong mỗi người cũng có một chỗ dựa khác, đó chính là nghị lực, ý chí, niềm tin. Ai trong chúng ta cũng có những chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy. Hãy trân trọng nó vì chỗ dựa sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng ta bứt phá những giới hạn của bản thân để làm nên những điều phi thường trong cuộc sống giống như Ác-si-mét từng nói "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên".

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 11

Trong cuộc hành trình của cuộc sống, chúng ta thường đối mặt với thất bại, khó khăn và thử thách, và vào những lúc như thế, chúng ta luôn khao khát một điểm tựa, một nguồn động viên giúp chúng ta vượt qua và biến ước mơ thành hiện thực. Vậy thì điểm tựa là gì? Đó là nơi mà chúng ta có thể dựa vào, nơi mà ta cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Thực tế cho thấy, mỗi người đều có một điểm tựa trong cuộc sống của họ.

Đối với các bạn học sinh và sinh viên, trong những ngày còn mang sách đến trường, họ luôn có bờ vai vững chắc của bố mẹ và những người thân yêu để dựa vào, để tâm sự và chia sẻ. Còn với những người trưởng thành, gia đình vẫn luôn là điểm tựa vững chắc. Đúng vậy, điểm tựa này là nguồn sức mạnh tinh thần, nó dẫn đường cho chúng ta trên con đường trở nên mạnh mẽ hơn. Thậm chí, nó còn là nguồn động viên, giúp chúng ta đứng dậy sau mỗi thất bại.

Tuy nhiên, điểm tựa không phải lúc nào cũng là người khác hoặc nơi khác. Chúng ta cũng cần tự mình tự lập, bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm và rèn luyện bản thân. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có điểm tựa. Có những người tự mình đứng lên sau mỗi trở ngại, tự học từ những sai lầm và điều đó cũng là một hình thức mạnh mẽ của tự lập.

Chúng ta hãy tập trung vào học tập và công việc của mình để có thể đạt được nhiều thành tích, và trở thành một điểm tựa cho người khác. Nhờ vào sự đóng góp của từng cá nhân, đất nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ, đứng vững bên cạnh các cường quốc trên thế giới.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 12

Cuộc hành trình của cuộc đời mỗi người là một chặng đường dài đằng đẵng, đánh đổi giữa những bước đi vững vàng và những thử thách không tránh khỏi, cùng những niềm hạnh phúc và nỗi đau khôn cùng. Trong chặng đường ấy, mỗi người đều có một điểm tựa riêng, một lý do để đứng dậy và tiếp tục bước tiến. Nhưng điều gì tạo nên điểm tựa ấy? Đó chính là nơi mà con người tìm thấy sự ấm áp và hỗ trợ, nơi mang đến sức mạnh, niềm tin, và động lực để vượt qua những khó khăn, đối mặt với gian khổ và vượt qua những vấn đề trong cuộc sống.

Trên con đường đời, không ai tồn tại một mình. Chúng ta luôn tồn tại trong mối quan hệ xã hội, kết nối với gia đình, nhà trường và bạn bè. Những người xung quanh chúng ta có thể trở thành điểm tựa đáng tin cậy nếu chúng ta có đủ lòng tin. Cuộc sống không bao giờ đảm bảo sẽ luôn suôn sẻ, và vì vậy, việc tìm cho mình một nơi dựa là vô cùng quan trọng. Đó là nơi chúng ta có thể tìm sự an ủi, sự che chở, và sự giúp đỡ khi cần thiết, nơi mang lại cho chúng ta cảm giác bình yên sau những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Nơi dựa còn là nguồn động viên mạnh mẽ để chúng ta đứng lên và tiến bước vững chắc trên con đường riêng của mình, chinh phục những thành công mà chúng ta hướng đến. Nơi dựa luôn sẵn sàng trở thành bệ đỡ vững chắc cho cuộc hành trình đời tươi đẹp của chúng ta.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến những người sống phụ thuộc vào người khác mà không tự chủ, không tự quản lý cuộc sống của họ. Cũng như những người không biết trân trọng cuộc sống và những người xung quanh. Chúng ta không nên học theo và lặp lại những hành động và tư duy của họ. Bởi cuộc đời này chỉ đến một lần duy nhất, chúng ta hãy sống nó một cách đáng trọn vẹn và tươi đẹp nhất.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 13

Cuộc hành trình của cuộc sống được mô tả như một thế giới đầy bí ẩn, với khả năng mang đến cho chúng ta cơ hội tươi đẹp và hạnh phúc, nhưng cũng không thiếu những thách thức khó khăn có thể đặt chúng ta vào tình huống khó khăn và đau khổ. Để vượt qua những khó khăn này và thống trị cuộc sống, mỗi người cần tìm cho mình một "nguồn tinh thần" đáng tin cậy.

"Ngôi nhà tinh thần" này là nơi chúng ta tìm được sự bình yên và ấm áp, nơi mà chúng ta luôn nhận được tình thương, sự quan tâm, và niềm động viên mỗi khi cảm thấy mệt mỏi và cô đơn. Không chỉ là nguồn động viên tinh thần, "ngôi nhà tinh thần" còn cung cấp cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt và vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

"Ngôi nhà tinh thần" này thường được tạo nên bởi những mối quan hệ đặc biệt, thiêng liêng trong cuộc sống của chúng ta, như gia đình, bạn bè, người thầy, hoặc người học trò. Những người này luôn sẵn sàng ở bên chúng ta, yêu thương và che chở chúng ta mà không điều kiện.

Tuy nhiên, chỗ dựa không chỉ tồn tại bên ngoài mà còn nằm sâu bên trong mỗi người. Đó là nghị lực, ý chí và niềm tin trong chính bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều có "nguồn tinh thần" vững chắc và đáng tin cậy này. Điều quan trọng là hãy trân trọng và tận dụng nó, bởi vì đó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi rào cản và đạt được những thành tựu vượt xa giới hạn của bản thân, chẳng khác nào lời thách thức của Ác-si-mét: "Hãy đưa cho tôi một điểm tựa, và tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên."

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 14

Cuộc sống luôn đặt trước con người hàng loạt thách thức đa dạng, từ khó khăn đến trở ngại, và những biến đổi bất ngờ. Đây là những thử thách khiến cho chúng ta có thể cảm thấy kiệt sức, thậm chí đối diện với khả năng gục ngã. Để vượt qua những khó khăn này, ngoài nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ, con người cũng cần một "nơi dựa" tinh thần.

"Nơi dựa" đơn giản là nơi mà chúng ta có thể tự tin, nơi mang đến sự bảo vệ, và cảm giác an lành trong tâm hồn để đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Dù ta có mạnh mẽ và kiên cường đến đâu, có một thời điểm chúng ta có thể cảm thấy yếu đuối trước những sự kiện không mong muốn trong cuộc sống. Lúc đó, "nơi dựa" tinh thần là điều cần thiết để tăng thêm niềm tin và sức mạnh.

"Nơi dựa" có thể xuất phát từ tình thân, từ gia đình với vòng tay ấm áp và lòng bao dung. Nó cũng có thể bắt nguồn từ những lời động viên, sự chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp. Những lời yêu thương và những hành động chăm sóc trong những khoảnh khắc yếu đuối nhất là nguồn sức mạnh không giới hạn giúp con người vượt qua mọi thách thức cuộc sống đặt ra.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa "nơi dựa" và thói quen phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. "Nơi dựa" là nguồn động viên và sức mạnh quan trọng trong việc chinh phục thành công, nhưng không nên biến thành sự ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. Trong cuộc sống, việc trân trọng mối quan hệ và tự quản lý cuộc sống của bản thân là điều quan trọng, giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nghị luận về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người mẫu 15

Trong bộ phim "Người phán xử," câu nói đáng nhớ của nhân vật Phan Quân - "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn những thứ khác có hay không cũng không quan trọng" đã từng tạo nên sự chấn động trên mạng xã hội. Câu này không chỉ thể hiện vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống mà còn mở ra một góc nhìn sâu sắc về khái niệm "chỗ dựa."

"Chỗ dựa" không chỉ đơn thuần là nơi mang đến sự bình yên và ấm áp, mà còn là nguồn động viên tinh thần mạnh mẽ. Cuộc sống không chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc, mà còn đầy khó khăn và rắc rối. Khi chúng ta cảm thấy yếu đuối và không biết phải làm gì trong những thời điểm khó khăn, "chỗ dựa" chính là điểm tựa đáng tin cậy, nơi chúng ta tìm thấy sự hỗ trợ và sức mạnh để đối mặt với những thử thách.

"Chỗ dựa" không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn chứa đựng một sức mạnh tinh thần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có thể cảm nhận bằng trái tim. Nó đem lại cho chúng ta niềm tin và sự kiên định để vượt qua khó khăn, làm tan biến những cảm xúc tiêu cực, và hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Hãy nhớ câu chuyện đầy cảm động về người cha nghèo, sống trong ống cống suốt hơn một thập kỷ để nuôi con học đại học. Tình thương và sự hy sinh của ông chính là động lực mạnh mẽ giúp hai người con trai đạt được thành công lớn ở Đại học Bách khoa và Đại học Y Hà Nội. Điều này thể hiện rõ giá trị của những mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta, chúng là "chỗ dựa" tinh thần vững chắc, là nguồn động viên và bảo vệ trước mọi khó khăn mà cuộc đời đưa ra.

Đánh giá bài viết
27 52.568
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm