Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”

Văn mẫu lớp 6: Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Dàn ý chi tiết Suy nghĩ của em về chi tiết kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”

1/ Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và chi tiết kỳ ảo được đề cập trong đề bài – “cái bọc trăm trứng”: Trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên ta sẽ bắt gặp chi tiết “cái bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ.

2/ Thân bài

Suy nghĩ về chi tiết kì ảo “cái bọc trăm trứng”

+ “Cái bọc” của cội nguồn, nhắc nhở con người ta về cội nguồn của dân tộc.

Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con, rồi những người con ấy lại gây dựng nên cơ ngơi này. Điều đó khiến cho những thế hệ con cháu sau này thêm trân trọng và quý báu non sông này hơn bao giờ hết.

+ Cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khác nhau đó là sự phong phú, đa dạng trong cộng đồng dân tộc.

“Cái bọc trăm trứng” nở ra trăm người con ấy là cái bọc tạo nên sự đang dạng phong phú trong cộng đồng dân tộc. Mỗi người có một tính cách, một hình dạng khác nhau. Một trăm người con ấy lại chia nhau một nửa lên rừng, một nửa xuống biển. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong dân tộc Việt Nam. Một trăm người con ấy đại diện cho 54 dân tộc anh em.

+ Cái bọc của tình đoàn kết anh em.

“Cái bọc trăm trứng” ấy là cái bọc của tình đoàn kết. Tất cả người dân trong một nước đều là anh em, đều cùng một mẹ sinh ra, đều có chung một dòng máu Lạc Hồng.

Tinh thần đoàn kết ấy là sức mạnh của mỗi dân tộc, là nền tảng cho mọi bước chuyển biến của dân tộc này.

+ Cái bọc mang tinh thần mở mang bờ cõi, lên rừng xuống biển, không ngại gian khó.

Trăm người con chia nhau lên rừng và xuống biển để cùng nhau làm ăn. Mỗi người sẽ khai phá vùng đất của riêng mình để gia đình mình, con cái của mình sau này sinh sống.

Đó là đức tình cần cù, chịu thương chịu khó mà ta thấy rõ nhất trong con người Việt ta dù là ở thời bấy giờ hay thời nay.

+ Cái bọc là niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên.

“Cái bọc trăm trứng” là niềm tự hào về nguồn cội con Rồng cháu Tiên. Nguồn cội ấy đã đem lại cho con người ta cuộc sống, đem lại cho ta tổ tiên của mình.

Đó là sự trân trọng, là sự tự hào về một dân tộc anh hùng.

+ Cái bọc” từ trong truyện ra đến ngoài đời sống:

Cái bọc ấy đã làm nên hai từ “đồng bào”.

“Đồng bào” là anh em trong một ngôi nhà lớn, một ngôi nhà chung của dân tộc. “Đồng bào ấy có tình yêu thương chân thành, tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, còn có cả niềm tự hào khôn xiết của mỗi người con Việt.

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ở thời nay.

3/ Kết bài

Nêu cảm nghĩ về hình ảnh cái bọc trăm trứng: Chỉ bằng một chi tiết nhỏ mà tác giả dân gian đã gửi gắm nhiều ý nghĩa. Ta có thể coi, đây là một chi tiết vô cùng đắt giá trong truyền thuyết này.

Suy nghĩ của em về chi tiết kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”

Trong những thể loại thần thoại, truyền thuyết hay truyện cổ tích ta sẽ dễ dàng bắt gặp được những chi tiết kỳ ảo. Trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” cũng vậy, ta sẽ bắt gặp chi tiết “cái bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Chi tiết ấy đã tạo cho người đọc nhiều hứng thú, không chỉ vậy, ẩn sau đó là dòng tâm tưởng riêng của mỗi người với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Mẹ Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân và sinh ra một bọc trăm trứng. “Cái bọc trăm trứng” ấy đủ ngày đủ tháng thì nở ra trăm người con mang dòng máu Lạc Hồng.

Chỉ qua một chi tiết nhỏ vậy thôi nhưng cho ta nhiều điều thu vị trong tâm tưởng mỗi người.

“Cái bọc trăm trứng” ấy nhắc nhở con người ta về cội nguồn của dân tộc, cội nguồn của chính bản thân mình. Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con, trăm con ấy lại cùng nhau đi khắp mọi miền đất nước để sinh sống. Giống Rồng Tiên ấy cứ phát triển theo từng ngày để tạo nên dòng máu của anh hùng, dòng máu của những con người đẹp đẽ. Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con, rồi những người con ấy lại gây dựng nên cơ ngơi này. Điều đó khiến cho những thế hệ con cháu sau này thêm trân trọng và quý báu non sông này hơn bao giờ hết.

“Cái bọc trăm trứng” nở ra trăm người con ấy là cái bọc tạo nên sự đang dạng phong phú trong cộng đồng dân tộc. Mỗi người có một tính cách, một hình dạng khác nhau. Một trăm người con ấy lại chia nhau một nửa lên rừng, một nửa xuống biển. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong dân tộc Việt Nam. Một trăm người con ấy đại diện cho 54 dân tộc anh em. 54 dân tộc, 54 nền văn hóa khác nhau, 54 phong tục tập quán, 54 lối sống khác nhau. Dù là khác nhau nhưng lại không tạo nên sự tách biệt mà họ vẫn chung sống hòa thuận trên mảnh đất này. Điều đó tạo nên sự đang dạng cho đất nước này.

“Cái bọc trăm trứng” ấy là cái bọc của tình đoàn kết. Tất cả người dân trong một nước đều là anh em, đều cùng một mẹ sinh ra, đều có chung một dòng máu Lạc Hồng. Đã là anh em thì luôn đoàn kết với nhau, luôn cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần đoàn kết ấy là sức mạnh của mỗi dân tộc, là nền tảng cho mọi bước chuyển biến của dân tộc này.

Con rồng cháu tiên

“Cái bọc trăm trứng” ấy còn mang tinh thần mở mang bờ cõi, không ngại khó khăn gian khổ. Trăm người con chia nhau lên rừng và xuống biển để cùng nhau làm ăn. Mỗi người sẽ khai phá vùng đất của riêng mình để gia đình mình, con cái của mình sau này sinh sống. Người thì đi xuống biển, mở mang lấy những cá tôm mà thiên nhiên ban tặng. Người thì lên rừng mở mang rừng núi để lấy đất canh tác nuôi sống gia đình mình. Tất cả những người con ấy đều lao động chăm chỉ, hăng say, không ngại gian khó. Đó là đức tình cần cù, chịu thương chịu khó mà ta thấy rõ nhất trong con người Việt ta dù là ở thời bấy giờ hay thời nay. Những con người vẫn ngày ngày sống, học tập và lao động trên chính mảnh đất quê hương mình, họ không ngại khó khăn gian khổ, họ kiên trì và đầy lòng quyết tâm.

“Cái bọc trăm trứng” là niềm tự hào về nguồn cội con Rồng cháu Tiên. Nguồn cội ấy đã đem lại cho con người ta cuộc sống, đem lại cho ta tổ tiên của mình. Nguồn cội ấy là một dân tộc đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nguồn cội ấy là những con người cần cù, chất phác, chịu thương chịu khó. Một người con Việt không có cớ gì lại không tự hào về dân tộc của mình. Nguồn cội của Rồng Tiên ấy là niềm tự hào của đất nước ta bao đời nay. Niềm tự hào ấy đã được phổ vào câu hát: “Dòng máu Lạc Hồng, giống Rồng Tiên…”. Đó là sự trân trọng, là sự tự hào về một dân tộc anh hùng.

“Cái bọc trăm trứng” ấy không chỉ có ở trong truyện mà cái bọc còn hiện diện ngay trong đời sống hằng ngày. Cái bọc ấy đã đem đến cho chúng ta hai tiếng thiêng liêng “đồng bào”. “Đồng bào” là anh em trong một ngôi nhà lớn, một ngôi nhà chung của dân tộc. “Đồng bào ấy có tình yêu thương chân thành, tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, còn có cả niềm tự hào khôn xiết của mỗi người con Việt.

Chỉ bằng một chi tiết kỳ ảo mà tác giả dân gian đã đem đến cho người đọc có được nhiều những chiêm nghiệm, những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống về nguồn cội của mình. Ta có thể coi, đây là một chi tiết vô cùng đắt giá trong truyền thuyết này.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết kỳ ảo “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
26 4.472
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 6 KNTT

Xem thêm