Trọn bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 8 học kì 2

Giáo án học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

Trọn bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 8 học kì 2 với những bài soạn hay và chất lượng sẽ giúp học sinh dễ dàng hiểu được vẻ đẹp của văn học thông qua bài giảng. Mời quý thầy cô tham khảo và tải mẫu giáo án điện tử lớp 8 này về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Ngày soạn: ......................

Ngày giảng: …./…../20....

Tiết 73

Văn bản: NHỚ RỪNG

(Thế Lữ)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

- Biết đọc-hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật thể hiện được trong bài thơ.

- Sơ giản về phong trào thơ mới. Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài học.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.

2) Học sinh:

- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.

2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3) Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động

Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Nó ra đời khoảng sau năm 1930, các thi sĩ trẻ xuất thân ''Tây học'' lên án thơ cũ (thơ Đường luật khuôn sáo, trói buộc). Sau thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát (1932 - 1945). Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân. Bài thơ ''Nhớ rừng'' tác giả mượn lời con hổ nhốt trong vườn bách thú để nói lên tâm sự u uất của con người lúc bấy giờ khơi đậy niềm khao khát tự do và có ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào thơ mới lúc bấy giờ.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung.

GV nêu y/c đọc-> đọc mẫu, gọi 4-> 5 h/s đọc nối tiếp.

? Hãy cho biết đôi nét về Thơ mới?

- Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ 1932-1945.

+ Thơ tự do, số chữ, số câu trong bài không hạn định.

+ Nội dung, tư tưởng thể hiện sự tự do, phóng khoáng, linh họat

+ Không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm, luật của thể thơ cổ điển.

- Gọi HS đọc phần chú thích*, sgk/06.

? Cho biết đôi nét về nhà thơ Thế Lữ.

? Em biết gì về bài thơ Nhớ rừng?

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

? Xác định bố cục của bài thơ?

I. Đọc và tìm hiểu chung.

1. Đọc:

-Y/c: + Đ1 &4 giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất, có những từ ngữ kéo dài, một vài từ dằn giọng, một vài từ mỉa mai, khinh bỉ…

+ Đ 2, 3 & 5 giọng vừa hào hứng, vừa tiếc nuối, tha thiết và bay bổng, mạnh mẽ và hùng tráng, kết thúc câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.

+ Đọc liền mạch những câu thơ vắt dòng (bắc cầu), những câu thơ có từ để, với ở đầu câu.

+ Nhấn mạnh các từ ngữ: khối căm hờn, thuở tung hoành, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, say mồi, đứng uống ánh trăng tan…

2. Tìm hiểu chung:

* Tác giả: Thế Lữ nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Ông là một trong những nhà thơ có công đem lại chiến thắng cho Thơ mới

* Tác phẩm:

- Bài thơ là lời con hổ trong vườn bách thú = lời tác giả = lời nhân dân nô lệ.

- Thể thơ tám chữ - Thơ mới.

3. Bố cục: 5 phần

+ P1: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú.

+ P2 & 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm.

+P4: Trỏ về thực tại càng chán chường, u uất.

+ P5: Lời nhắn gửỉ thống thiết tới cảnh nước non hùng vĩ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:

? Tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán của con hổ trong vườn bách thú được miêu tả ntn?

? Em nghĩ gì khi hổ xưng Ta?

(Cách tự xưng đầy kiêu hãnh của vị chúa tể sơn lâm. Nó nhìn mọi vật xung quanh với tư thế của kẻ bề trên)

? Tâm trạng của hổ có gì gần gũi với tâm trạng của người dân mất nước lúc bấy giờ?

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú:

- Tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán của con hổ trong vườn bách thú được miêu tả trong hình thức đối lập vẻ bề ngoài với thế giới nội tâm của mãnh thú.

-> Cảm giác con hổ cam chịu cảnh nhục nhằn tù hãm, chịu ngang bầy với bọn gấu, báo, làm trò lạ mắt thứ đồ chơi. Nhưng thực ra bên trong vẫn ngùn ngụt lửa căm hờn, uất hận

- Với người: lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ à khinh.

- Với báo, gấu: loài dở hơi à thương hại vì sự cam phận của chúng.

- Nỗi đau, sự ngao ngán của hổ cũng chính là tiếng lòng, sự ngao ngán của mình trong cảnh lầm than, nô lệ.

-------------------------

MỜI CÁC BẠN TẢI FILE ĐẦY ĐỦ VỀ THAM KHẢO.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Trọn bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 8 học kì 2. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1.191
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm