Trọng tâm ôn tập văn nghị luận lớp 9

Đề cương ôn tập văn nghị luận

Trọng tâm ôn tập văn nghị luận lớp 9 VnDoc sưu tầm và tổng hợp, giúp các bạn học sinh lớp 9 tổng hợp kiến thức môn văn nhằm ôn thi học kì 2, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9: Bếp lửa (Bằng Việt)

VĂN NGHỊ LUẬN 9

Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay là vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

* Nhan đề: Rác thải - mối đe dọa của toàn nhân loại, ta có thể gợi ý cho học sinh làm bài như sau:

Dàn ý:

A. Mở bài: Học sinh có thể nêu vấn đề trực tiếp hoặc nêu vấn đề theo hình thức phản đề.

B. Thân bài: Lần lượt trình bày sự việc hiện tượng theo trình tự sau.

1. Những biểu hiện của hiện tượng:

- Nêu ra các biểu hiện của rác thải nơi công cộng như: Đường phố, công viên, bờ hồ, đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

2. Nguyên nhân:

  • Do lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác.
  • Do thói quen xấu đã có từ lâu
  • Do không ý thức được hành vi của mình là đang góp phần phá hoại môi trường, vô ý thức và thiếu văn hóa.
  • Do việc giáo dục ý thức người dân chưa được làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
  • Các cấp chính quyền chưa có kế hoạch xây dụng các khu chứa rác tập trung, chưa trang bị các thừng chứa rác nơi công cộng...

3. Hậu quả của sự việc hiện tương:

  • Mất vẻ mỹ quan đô thị, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
  • Ô nhiễm môi trường nước, không khí, làm chết các sinh vật có lợi, gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa...
  • Tốn kém nhiều trong việc thuê người dọn dẹp các khu di tích, đường phố, công viên.

4. Biện pháp khắc phục

  • Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường.
  • Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
  • Không chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đường phố mà cần chú ý đến sông ngòi, kênh rạch.
  • Mỗi người cần có ý thức, sửa đổi được thói quen xấu của mình.
  • Có kế hoạch xây dựng các khu chứa rác tập trung, xây dựng các nhà máy xử lí, phân loại rác thải...

C. Kết bài:

  • Vứt rác bừa bãi hành vi thiếu văn hóa rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội.
  • Mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong.

Đề bài: Suy nghĩ về tinh thần tự học

A. Mở bài: Dẫn dắt giới thệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận

- Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng.

- Dẫn dắt câu nói của Lê nin: "Học, học nữa, học mãi" để nêu vấn đề.

B. Thân bài:

1. Giải thích:

  • Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.
  • Các hình thức học gồm: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
  • Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng.
  • Các hình thức tự học: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội. Có thể người học tự tìm hiểu, có thể có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo ...

2. Nhận định đánh giá:

Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương tự học của Phạm Văn Nghĩa...

Khẳng định: Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

3. Bàn luận mở rộng: Tự học trong mọi hoàn cảnh, môi trường (trong nhà trường, ngoài xã hội, trong các cơ quan, nơi làm việc...)

4. Phê phán: Thói lười học, ỉ lại trong học sinh, không có ý trí phấn đấu vươn lên trong học tập rèn luyện.

C. Kết bài: Kết luận tổng kết, nêu nhận thúc mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Kiểu bài phân tích nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng mang tính cách số phận riêng. Muốn phân tích nhân vật ta phải căn cứ vào các chi tiết, phương diện liên quan đến nhân vật như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi cử chỉ và nội tâm.

1. Về lai lịch: Lai lịch của nhân vật trong văn bản tự sự có thể hiểu là thành phần xuất thân hay hoàn cảnh gia đình. Lai lịch của nhân vật cũng góp phần chi phối đặc điểm tính cách nhân vật.

Ví dụ: Lai lịch của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân có hoàn cảnh xuất thân là nông dân sống ở nông thôn vì thế ông hiện lên với những phẩm chất và tính cách của một người nông dân như: Lam làm, cần cù chịu thương chịu khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn với những công việc quen thuộc: Cuốc đất trồng rau, trồng sắn. Ông luôn qua tâm đến công việc ruộng nương đồng áng vì thế khi gặp những người tản cư từ gia Lâm lên, ông đã hỏi thăm chuyện lúa má, chuyện đất tốt, đất xấu. Cũng do xuất thân từ nông thôn nên ông luôn tự hào về quê hương của mình.

2. Về ngoại hình: Giáo viên cần hiểu được việc miêu tả ngoại hình trong văn bản tự sự cũng là cách để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác họa có thể gúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế và bản chất của nhân vật đó. Từ quan điểm về ngoại hình như trên, giáo viên linh hoạt vận dụng phương pháp DH, tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác để khái quát lên đặc điểm tính cách nhân vật.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long giới thiệu anh thanh niên là một con người có tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ. Chi tiết này đã khiến nhà họa sĩ và cô kỹ sư trẻ cảm mến anh. Con người nhỏ bé ấy lại đang làm những công việc vô cùng khó khăn gian khổ ở một nơi heo hút, quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Khuôn mặt rạng rỡ ấy vừa thân thiện vừa thể hiện sự tự tin, lạc quan của nhân vật này.

Ví dụ khác: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, vết thẹo trên khuôn mặt anh Sáu được miêu tả rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng đã phần nào gúp người đọc cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh, những hy sinh mất mát mà người lính phải gánh chịu. Vết thẹo ấy như còn là minh chứng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người chiến sĩ cách mạng.

3. Về ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật cũng góp phần thể hiện trình độ văn hóa, tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật gồm: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của ông Hai được nhà văn thể hiện qua đoạn văn:

"Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu..."

Đoạn văn đã diễn tả được nỗi xấu hổ nhục nhã của ông Hai khi nghe tin làng mình theo tây làm việt gian, vừa thể hiện một cách xúc động tình cảm chân thành của một người cha dành cho các con. Hay lời đối thoại của ông với thằng Húc con trai ông cũng hé lộ tình cảm của ông với kháng chiến, với cách mạng và với cụ Hồ.

Ví dụ khác: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lời đối thoại của bé Thu với Má và Bà ngoại gúp ta cảm nhận được phẩm chất, tính cách của bé Thu – một đứa bé hồn nhiên trong sáng nhưng rất ương ngạnh bướng bỉnh.

4. Về cử chỉ, hành động của nhân vật: Phẩm chất, tính cách của nhân vật cũng được thể hiện qua hành động và cử chỉ bởi lẽ nhân vật trong tác phẩm trước hết là con người của hành động và hành động của con người được thể hiện qua hành vi.

Ví dụ: Trong Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hành động trao gói củ tam thất cho bác lái xe, bó hoa cho cô gái, ấm trà và làn trứng cho hai vị khách, cái nắm tay tạm biệt của anh thanh niên và cô gái... tất cả những hành vi cử chỉ đó giúp người đọc cảm nhận đựơc lòng hiếu khách mến khách, sự quan tâm chu đáo và tình cảm chân thành mà các nhân vật đã dành cho nhau.

5. Về nội tâm của nhân vật: Là thế giới bên trong của nhân vật gồm: Cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Nội tâm nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây qua đoạn văn: "Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi". Trong đoạn văn trên thì nội tâm nhân vật ông Hai được miêu tả gián tiếp qua những biểu hiện bên ngoài cơ thể. Những biểu hiện như cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân dã diễn tả nỗi đau đớn xót xa đến quặn thắt của người nông dân luôn tự hào về làng quê của mình.

Đánh giá bài viết
1 4.419
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm