Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 18: Tuần hoàn máu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 18

I/ Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1/ Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn gồm:

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.

- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

2/ Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II/ Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

1/ Hệ tuần hoàn hở

- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…).

- Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2/ Hệ tuần hoàn kín

- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.

- Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn có ở cá; hoặc hệ tuần hoàn kép ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 18

Câu 1: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

  1. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
  2. Qua thành mao mạch.
  3. Qua thành động mạch và mao mạch.
  4. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

Câu 2: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

  1. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
  2. Các loài cá sụn và cá xương.
  3. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
  4. Động vật đơn bào.

Câu 3: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?

  1. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
  2. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
  3. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
  4. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

Câu 4: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?

  1. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
  2. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.
  3. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
  4. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.

Câu 5: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

  1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
  2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
  3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
  4. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 6: Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?

  1. Máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan
  2. Máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan
  3. Máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
  4. Máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan

Câu 7: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

  1. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
  2. Tim→ Iộng mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim

Câu 8: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  1. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
  2. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  3. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Cao, tốc độ máu chạy chậm

Câu 9: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

  1. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
  2. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim

Câu 10:  Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

  1. Vận chuyển chất dinh dưỡng
  2. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
  3. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
  4. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

A

A

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

B

B

D

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của tuần hoàn máu ở động vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 18: Tuần hoàn máu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 1.892
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm