Tức cảnh Pác Pó

Lý thuyết Ngữ văn 8: Tức cảnh Pác Bó được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài Tức cảnh Pác Bó môn Ngữ văn lớp 8. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết. 

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung tác phẩm Tức cảnh Pác Pó

a/ Tác giả

Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.

Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi tên gọi của mình nhiều lần. Trong đó có những cái tên tiêu biểu phải kể đến như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,… đây cũng là những cái tên gắn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong sự nghiệp văn học của Người.

Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều nay được thể hiện rất rõ trong cả lối sống và văn chương của Người.

Là người có vốn hiểu biết sâu rộng, uyên thâm, nhiều tác phẩm của Người không những mang ý nghĩa sâu xa mà còn mang giá trị nghệ thuật to lớn. Không chỉ thành công ở một đề tài hay một thể loại văn học đặc thù nào, Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật thuộc những thể loại khác nhau mà những tác giả khác khó mà có được.

b/ Tác phẩm: Bài Tức cảnh Pác Pó ra đời tháng 2/1941.

c/ Bố cục

Bài văn được chia làm 2 phần

- Phần 1: Ba câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Pó.

- Phần 2: Câu cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.

d/ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2/ Đọc - hiểu văn bản Tức cảnh Pác Pó

a/ Cảnh sinh hoạt và làm việc ở Pác Pó

- Hành động: Ra - vào.

- Thời gian: Sáng - tối.

- Không gian: Suối - hang

- Sáng ra bờ suối - Tối vào hang.

- Cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được nề nếp, quy củ. Thể hiện phong thái ung dung, chủ động của Bác.

- Hình ảnh: Cháo bẹ, rau măng, vẫn sẵn sàng: lúc nào cũng đầy đủ. Thể hiện tinh thần lạc quan, vượt lên trên khó khăn, gian khổ.

⇒ Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng luôn làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

b/ Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng

- Chuyển từ chỗ nói chuyện chỗ ở, làm việc, ăn uống sang nói chuyện công việc.

- Chuyển từ không khí thiên nhiên: suối, hang, sớm, tối sang không khí hoạt động xã hội: dịch sử Đảng.

- Chuyển từ những cái mềm mại suối, măng, cháo sang bàn đá rắn chắc. Từ những thanh bằng sang những thanh trắc.

- Nghệ thuật đối: Đối ý và đối thanh (Điều kiện làm việc tạm bợ - Nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm).

→ Niềm vui thích thật sự khi sống giữa núi rừng, phong thái ung dung, tầm vóc lớn lao, niềm say mê cách mạng của Hồ Chí Minh.

* Tổng kết

Nội dung: Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm tin, lạc quan và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

Nghệ thuật

- Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.

- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.

- Có lời thơ bình dị pha giọng đùa hóm hỉnh.

- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.

3/ Bài tập minh họa bài Tức cảnh Pác Pó

Đề bài 1: Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh.
  • Khái quát nội dung và nghệ thuật: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

2. Thân bài

  • Cảm nhận về nội dung
  • Cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăn
    • Nơi ở: Trong hang, ngoài suối, nơi rừng rậm nhiều nguy hiểm
    • Thức ăn: “cháo bẹ”, “rau măng”: là những thức ăn trong rừng, chỉ là những cây cối mọc dại hái vào nấu tạm thành bữa ăn
    • Điều kiện làm việc: đơn sơ, giản dị, bàn làm việc chỉ là những phiến đá to trong hang.

⇒ Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vô cùng và đầy rẫy những nguy hiểm rình rập.

  • Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và phong thái ung dụng, tự tại của Bác.
    • Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
    • Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
    • “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản, đều đặn ngày nào cũng như ngày nào
    • “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Cuộc sống thiếu thốn nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, coi những khó khăn ấy như “phù phiếm”
    • “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Tư thế, tác phong làm việc vô cùng thoải mái, không căng thẳng, gò bó, áp lực dù đó là công việc cách mạng quan trọng và khó khăn.
    • “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Câu thơ vừa là lời khẳng định hùng hồn, vừa là lời nói đầy giản dị, hóm hỉnh. “Sang” ở đây không phải là sống trong vàng bạc, nhung lựa, sống trên vạn người, mà cái “sang” này chính là sang trong tâm hồn, sang trong phong thái của người chiến sĩ cách mạng.
  • Cảm nhận về nghệ thuật
    • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bình dị
    • Giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa
    • Ngôn ngữ giản dị, gần gũi như lời tâm tình, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
    • Các biện pháp nghệ thuật: đối (Câu thơ 1), nhịp thơ 4/3…

3. Kết bài

  • Khái quát lại thành công nội dụng và nghệ thuật: Bài thơ với những đặc sắc nghệ thuật đã làm sống lại hình ảnh Bác Hồ với những phẩm chất cao quý.
  • Liên hệ đến các bài thơ khác của Bác cũng thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại: Bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” cũng thể hiện điều này.

Đề bài 2. Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Pó.

1/ Mở bài

* Giới thiệu nhà thơ Hồ Chí Minh

- Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 – 1941, Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Về nước, Người sống trong hang Pác Bó (đúng tên là Cốc Bó), điều kiện sinh hoạt rất gian khổ.

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

2/ Thân bài

* Điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó

+ Nơi ở quá chật hẹp: một cái hang nhỏ bên bờ suối: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.

+ Điều kiện sinh hoạt: quá thiếu thốn. Bữa ăn hằng ngày là cháo bẹ (cháo ngô) là măng rừng “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.

_ Điều kiện làm việc: quá sơ sài dường như chẳng có gì “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc chi là tảng đá bên bờ suối.

+ Ba câu thơ đầu bài thơ nói về cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. Tất cả đều rất khó khăn, thiếu thốn.

* Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ

- Phong thái ung dung tự tại của Bác.

+ Câu thứ nhất nói về việc ở.

+ Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sống thật ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

+ Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…

+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ (cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).

+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc.

+ Bàn làm việc là tảng đá bên suối chông chênh mà thôi. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ

- Cái “sang” của cuộc đời cách mạng

+ Niềm vui lớn nhất của Bác trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại.

+ Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực.

+ Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.

3/ Kết bài

- Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

- Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn…

4/ Trắc nghiệm kiến thức bài Tức cảnh Pác Pó

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Tức cảnh Pác Pó các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm qua bài thơ Tức cảnh Pác Pó...

Ngoài nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Tức cảnh Pác Pó, các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn để chuẩn bị tốt cho một học kì mới thành công.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 5.974
Sắp xếp theo

Lý thuyết Ngữ Văn 8

Xem thêm