Tục ngữ xưa có câu: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" em hãy giải thích câu tục ngữ trên

Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ xưa có câu: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" em hãy giải thích câu tục ngữ trên dưới đây gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" trên mẫu 1

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã rất quan tâm đến lời ăn tiếng nói. Bởi vì nó là biểu hiện nét đẹp của con người. Đã không ít những câu chuyện kể cho con cháu nghe, cha ông ta dùng những biểu tượng rất đẹp, rất quý để tượng trưng cho những lời nói đẹp và khinh bỉ để tượng trưng cho những lời nói xấu xa. Có những lời nói làm lòng ta dịu mát, nhưng cũng có những lời nói làm ta nhói đau. Có những con người, mỗi lời nói tựa thêu hoa dệt gấm, mát lòng mát dạ người nghe nhưng cũng có những con người mỗi lời nói đầy nham hiểm rắn độc khiến người nghe kinh sợ. Để răn dạy mọi người, các tác giả dân gian còn nói bằng câu tục ngữ:

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu

Ca dao, tục ngữ xưa thật giàu hình ảnh và giàu ẩn ý, bình dị mà vẫn sâu sắc. Mở đầu bằng một hình ảnh sự vật rất gần gũi "đất và "cây. Người xưa đã xây dựng nên mối quan hệ nhân quả thật sâu sắc: "Đất rắn" cho "cây khẳng khiu”. Có người nói điều này thật bình thường, tất nhiên cây mọc trên đất không tốt sẽ khẳng khiu và còi cọc, xấu xí là phải thôi. Nhưng cái hữu ý mà nghệ sĩ dân gian gửi tới cho chúng ta chính là: chất của đất không cần kiểm tra hay xét lọc gì mà chỉ cần nhìn những bụi cây ngọn cỏ ở trên đó ta có thể biết được đất tốt hay không tốt. Cũng như ở câu sau những người thô tục nói điều phàm phu, bằng cách so sánh ngầm: những con người "thô tục" cũng như "đất rắn" đã bộc lộ ngay bản chất, cái bản chất dù có dấu kín tới cỡ nào, nhưng "thô tục". Tục ngữ, ca dao xưa vốn ý nhị mà sâu sắc, nên điều mà các tác giả xưa muốn nói không phải là các sự vật mà chính là cái ý nghĩa bóng bẩy mà tác giả gửi gắm trong sự vật ấy. Những bản chất xấu hay tốt đều bộc lộ qua hành động, suy nghĩ và lời nói.

Thật vậy, điều mà câu tục ngữ gửi gắm đến chúng ta thật hợp lý và phải lẽ. Qua mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất ẩn giấu kín với cái biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Bởi vậy, muốn hay, muốn tốt không thể lo che đậy bản chất đi. Ví như đất khô cằn kia được cải tạo thành đất màu mỡ thì cây sẽ tươi tốt. Con người cũng vậy, phải làm thay đổi bản chất xấu xa trở thành con người lương thiện thì người ta mới suy nghĩ, hành động và nói năng tốt đẹp.

Song, sự việc đó không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ân sâu vào sự vật, vào con người không thể một vài tác động, trong một thời gian ngắn mà làm thay đổi được. Ngay như những vùng đất khô cằn, bạc màu, con người muốn cải tạo cũng phải dùng rất nhiều biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời đất mới trở nên màu mỡ được; huống chi là con người. Khi ta đem những điều hay lẽ phải để cải tạo bản chất xấu. hay ngược lại còn do sự nỗ lực hay sự buông thả của bản thân người đó. Đó là cuộc đấu tranh bền bỉ, liên tục giữa hai thế hệ nên không thể một sớm một chiều mà thay đổi con người thô tục thành con người thanh lịch được.

Từ một quy luật tự nhiên, câu tục ngữ cũng muốn nêu lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây mà khô cứng thì cây gầy, khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sống của con người, mà xấu xa thì cũng dễ tạo được những con người không tốt. Cho nên, chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội văn minh, là miếng đất tốt cho những nhân cách tốt nảy nở và phát triển. Đồng thời từng con người tốt lên, có nếp sống văn minh, lịch sự thì sẽ hợp lại thành xã hội ngày càng văn minh hơn.

Gia đình là tế bào của xã hội. ở đó con người sinh ra là đã tiếp thu sự giáo dục của các thế hệ lớn hơn, một sự giáo dục bằng tình thương và trong tình thương. Đứa trẻ sẽ ngay từ bé đã có thói quen ăn nói lễ phép, thanh lịch, cư xử khôn khéo, văn minh, nếu tất cả mọi người lớn lên trong gia đình đều cần làm tấm gương cho con trẻ.

Lớn hơn một chút, đến nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, đại học ở đâu cũng là môi trường trong sạch lành mạnh, thì đứa trẻ ấy sẽ có một bản chất lành mạnh, trong sáng và trở thành một công dân tốt và một thành viên tốt trong gia đình. Và cứ thế phát triển đến các thế hệ tiếp theo.

Nhân dân lao động xưa kia, tác giả của các câu tục ngữ quỷ giá, do hoàn cảnh, có thể là những người không biết chữ hoặc ít học. Nhưng không vì thế mà họ không lưu giữ truyền thống văn hoá đẹp. Chính vì thế họ đã chọn cách nói bằng tục ngữ, ca dao để nhớ, để thuộc những phương châm xử thế văn minh giàu bản sắc dân tộc. Ngày nay, xã hội chúng ta, trình độ dân trí ngày càng cao thì nếp sống văn minh càng phải được nâng cao. Trong phong trào xây dựng "Xã hội văn minh, gia đình văn hoá mới" chúng ta không thể không nhớ tới lời cảnh tỉnh của câu tục ngữ trên đây.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" trên mẫu 2

Cuộc sống của mỗi chúng ta có rất nhiều những điều phức tạp và vô cùng khó hiểu nhưng dù cho cuộc sống có gian nan và nghiệt ngã như thế nào thì chúng ta cũng nên coi trọng những phẩm chất đạo đức có trong con người mình, những điều đó mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn, đúng như dân tộc ta đã có câu: Đất rắn trồng cây khẳng khiu những người thô tục nói điều phàm pha.

Trong câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói tới những vùng đất rắn, dễ trồng và có điều kiện phát triển tốt, đây là những vùng đất rắn rõ vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống để trồng ra những thành quả có ích cho xã hội, những cây gỗ khẳng khiu vươn mình đón nhận nguồn ánh sáng mới của nhân loại. Những người thô tục thì nói những điều phàm phu.Nghĩa đen nó mang một ý nghĩa tượng trưng xuất hiện trên bề mặt ngôn từ nhưng chúng ta cũng thấy được điều đó qua cách sử dụng và dùng để so sánh của dân tộc ta.

Ý nghĩa sâu xa mà câu tục ngữ này muốn nói đó là những con người có phẩm chất đạo đức tốt và con người thô tục, sự khác nhau giữa hai dạng người này, những con người rắn rỏi biết vượt qua hoàn cảnh của cuộc sống để vươn lên, họ là những con người dù có ở trong xã hội đang rất phát triển có nhiều cám dỗ nhưng họ không bị ảnh hưởng, họ vẫn phát triển và có ý nghĩa to lớn cho xã hội này. Môi trường của họ cũng đã được họ lựa chọn, đó là những vùng đất rắn, tuy nó không có nhiều dinh dưỡng và điều kiện tốt, nhưng họ vẫn vươn lên và tạo ra thành quả to lớn, biểu trưng đất rắn trồng cây khẳng khiu, biểu tượng cho những người có phẩm chất tốt họ đã phải rèn luyện và đúc kết từng ngày, điều đó mới đem lại cho họ được con người như ngày hôm nay.

Dù có khó khăn gian nan và vất vả nhưng họ vẫn vượt qua được tất cả những điều mà cuộc sống có, biết vươn lên,thẳng thắn khẳng khiu và có ích cho xã hội này, điều đó là vô cùng đáng quý và đáng được chân trọng. Trong cuộc sống đôi khi có rất nhiều những cám dỗ khó khăn và cả những thử thách nhưng họ vượt qua được tất cả để vươn lên cho chính cuộc sống của mình và xã hội, không ngừng rèn luyện bản thân để mang lại những ý nghĩa có giá trị cho cuộc sống. Và phần sau câu tục ngữ là những người thô tục, những người không có văn hóa và đạo đức, họ chỉ biết làm những điều không mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con người, những con người đang bị sự cám dỗ của cuộc sống này, thì họ chỉ nói ra những điều phàm phu, đây là những điều thô tục và không hề tốt.

Những con người đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, chính vì vậy câu tục ngữ đã chỉ ra để nói về những con người biết rèn luyện kiên trì và tạo ra cho mình những phẩm chất đáng quý không bị xã hội này mua chuộng bằng những đồng tiền trước mắt, họ làm chủ được bản thân và phát triển được mình cho dù đó là điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Dân tộc đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về lời ăn tiếng nói: “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” câu này cũng mang giá trị giáo dục về đạo đức của con người, chúng ta thấy những người thô tục thì không nói được ra những điều tốt đẹp mà họ chỉ nói những điều phàm phu tục tử và điều đó ảnh hưởng xấu đến chính bản thân họ và cả xã hội.

Phải biết rèn luyện cam khổ thì mới thành công, câu tục ngữ trên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc để chúng ta nhận thức được ý nghĩa và sự khác nhau giữa những con người có phẩm chất tốt và không tốt. Ý nghĩa mà câu tục ngữ này để lại khuyên răn mỗi chúng ta nên biết rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức để trở thành những cây khẳng khiu làm những điều có giá trị và có ý nghĩa cho cuộc sống điều đó mới đáng trân trọng và đáng quý đến vô ngần, mỗi chúng ta nên học hỏi và phát triển những phẩm chất tốt trong bản thân mình để trở thành một tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Biết rèn luyện thì sẽ làm được những điều rất tuyệt vời mà những người không chịu rèn luyện bản thân, không dám từ bỏ đi những điều xấu thì họ mãi mãi bị xã hội phê phán, và là một thành phần kéo lùi sự phát triển của xã hội chúng ta, những con người không chịu suy nghĩ và những người thô tục đó sẽ mãi trở thành những con người không được xã hội này coi trọng.

Câu tục ngữ trên đã để lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho mỗi chúng ta nó để lại những bài học kinh nghiệm về cuộc sống để chúng ta học tập và noi theo, nó còn thức tỉnh được những con người đang có những tư tưởng và suy nghĩ chưa đúng.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" trên mẫu 3

Lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày là nhu cầu rất quan trọng trong cuộc sống. Qua cách ăn nói người ta có thể đánh giá được nhân cách của con người: người lịch sự văn minh thì nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn; kẻ thô tục cộc cằn thì nói những điều khó nghe, những lời khiếm nhã. Người thì nói ra là “nhả ngọc phun châu”, kẻ nói ra lại toàn là “rắn rết”. Để răn dạy mọi người bài học đạo đức, bài học về nhân cách làm người, tục ngữ có câu:

“Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu”!

Đây là lời nhắn nhủ rất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ thật giàu hình ảnh và đầy ý nghĩa. Tác giả dân gian đưa ra những hình ảnh thật là quen thuộc: “đất” và “cây”. Hai vật này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau – mối quan hệ nhân quả: “Đất rắn" nên cho ra “cây khẳng khiu”. Đây là một sự việc tất nhiên, dễ thấy, dễ kiểm nghiệm và ai cũng công nhận. Nhưng đằng sau cái lẽ đương nhiên ấy, tác giả dân gian lại ngầm ngụ ý nói với chúng ta: Bản chất của đất không cần kiểm tra hay xét lọc gì mà chỉ cần nhìn bụi cây, ngọn cỏ ta có thể biết được đất tốt hay xấu. Nghĩa là nhìn cây trên đất sẽ biết được bản chất của đất. Và từ đó liên tưởng đến con người chúng ta cũng vậy: “Những người thô tục nói điều phàm phu” Bằng cách so sánh ngầm: Những con người "thô tục” cũng như “đất rắn” đã bộc lộ ngay bản chất của nó. Đó là khi nói năng, khi giao tiếp, khi hành động dẫu có giấu kín cỡ nào thì cái bản chất ấy rồi cũng sẽ hiện ra. Đất xấu biểu lộ qua cây xấu. Người thô tục biểu lộ qua “nói điều phàm phu”.

Vấn đề câu tục ngữ truyền dạy chúng ta thật là hợp lí và phải lẽ. Bởi mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất được giấu kín với cái biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Do đó muốn người ta đánh giá mình tốt hay xấu không phải lo che đậy bản chất đi là được mà phải cải tạo, sửa chữa, thay đổi. Ví như đất khô cằn kia phải được chăm sóc vun phân tưới nước, cải tạo đất thì đất mới màu mỡ và cây lúc ấy sẽ tốt tươi. Con người cũng vậy phải luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, bỏ đi những thói xấu dần dần thay đổi bản chất từ ác thành thiện, xấu trở thành tốt, lúc ấy con người mới có suy nghĩ, hành động và nói năng tốt đẹp.

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu

Nhưng việc đó quả là không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người, không thể chỉ bằng một vài tác động hoặc trong một thời gian ngắn mà thay đổi được. Những vùng đất khô cằn, bạc màu, muốn cải tạo nó, con người phải dùng biết bao biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời đất mới trở nên màu mỡ được, huống chỉ là con người. Khi ta đem những điều hay, lẽ phải để cải tạo bản chất xấu của con người thì bên cạnh con người đó vẫn có không biết bao nhiêu điều xấu cũng tác động vào anh ta. Cái tốt có thắng được cái xấu hay ngược lại là do chính bản thân ta quyết định. Con người có quyết tâm, có nỗ lực phấn đấu, có ý thức sửa chữa sai lầm, không tự buông thả mình cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của những người chung quanh thì họa chăng có thể chiến thắng được. Đây là cuộc đấu tranh bền bi liên tục chứ không thể một sớm một chiều mà thay đổi con người từ “thò tục” thành người “thanh lịch” được.

Ngoài ra, câu tục ngữ còn muốn thông qua một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây, mà khô cứng thì cây gầy khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sống của con người, mà xấu xa thì cũng không thể tạo được những con người tốt. Cho nên chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội văn minh; để tạo miếng đất tốt cho những nhân cách tốt nảy nở và phát triển.

Gia đình là tế bào của xã hội. Nếu ở gia đình có sự chăm sóc giáo dục tốt, được dạy dỗ tận tường, có cách ăn nói lễ phép, nhã nhặn, thực hiện được nếp sống văn minh thì gia đình đó sẽ tạo được những đứa con có nhân cách tốt.

Do vậy, ngay từ nhỏ ta phải có ý thức rèn luyện bản thân, tự nhìn lại mình sửa lỗi lầm nếu có và phát huy những mặt tốt đã có. Như vậy mình sẽ không trở thành “kẻ thô tục” và nói những điều “phàm phu”. Tóm lại, câu tục ngữ dạy ta bài học có giá trị, một phương châm xử thế văn minh. Ngày nay, xã hội chúng ta với trình độ dân trí ngày càng cao thì nếp sống văn minh lại càng cần được nâng cao hơn nữa. Hòa vào nhịp sống chung của xã hội, chúng ta không thể quên câu tục ngữ này để luôn tự rèn luyện mình.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" trên mẫu 4

Câu tục ngữ giúp ta hiểu được cây cối phát triển phụ thuộc vào đất, con người nói năng cư xử phụ thuộc vào bản tính. Lối nói so sánh ngầm giữa hình ảnh: “đất rắn – cây khẳng khiu” với “người thô tục – nói điều phàm phu” đã gợi ra trong suy nghĩ của ta một điều: bản tính của con người hình thành còn dựa vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống. Với một môi trường sống vô văn hóa, liệu con người có bị ảnh hưởng không?

Con người trong môi trường đó rất dễ trở thành những con người thiếu giáo dục, cất lên những tiếng nói làm đau lòng người khác. Thực sự câu tục ngữ đã giúp ta hiểu thêm mặt trái của xã hội. Có người phải sống giữa một mớ bòng bong các điều xấu xa của xã hội và trở nên xấu xa, họ vừa đáng trách vừa đáng thương. Song chúng ta cần phải biết vì sao lại có một chân lý phũ phàng như vậy? Chúng ta đã biết cây là “con” của đất. Cây lớn lên, phát triển được là nhờ vào những chất dinh dưỡng cổ trong đất mẹ. Đất tiếp cho cây dòng nước ngọt ngào, dòng “sữa” tinh khiết, đất cho cây những thứ không gì thay thế được. Rễ cây bám sâu vào lòng đất tìm những thứ tinh túy để lớn lên.

Nhưng kết quả sẽ như thế nào, nếu đất bạc màu, khô cằn, không nước, không chất dinh dưỡng? Cây sẽ mất đi sự sống, gầy bé, héo hon, sao có cành lá, sao có thể ra hoa kết quả. Đó thực sự là một kết quả đau thương, nhưng đó là sự thực. Con người cũng như cây, luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh sống. Giữa một môi trường xấu, đầy rẫy những lời nói thô tục, liệu con người, nhất là trẻ em, học đâu ra những lời nói trong sáng, thanh lịch được đấy? Thêm với sự thiếu hiểu biết, nghèo kiến thức, họ sẽ nhanh chóng trở thành những con người “thô tục”, cất lên toàn những lời nói "phàm phu”. Điều đó lâu dần trở thành thói quen không tốt, thiếu văn hóa, thiếu nhân tính.

Cũng như Chí Phèo, xưa kia hiền lành là thế, ăn nói rụt rè lễ phép là thế, chỉ vì bị Bá Kiến đẩy vào tù, vài năm sống chung với bọn đầu gấu trong tù cùng với lòng hận đời, anh ta đã trở nên hung dữ, ăn nói cộc cằn thô lỗ, mở miệng là chửi. Xét về một mặt nào đó thì hoàn cảnh nhà tù đen tối xấu xa đã biến đổi con người Chí Phèo. Mới hay tác động của hoàn cảnh là ghê gớm thật…

Thật vậy, điều mà câu tục ngữ gửi gắm đến chúng ta thật hợp lý và phải lẽ! Cái mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất giấu kín với cái biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Bởi vậy muốn hay, muốn tốt không thể lo che đậy bản chất mà phải cải tạo bản chất đi. Ví như đất khô cằn kia cần được cải tạo thành đất màu mỡ thì cây sẽ tươi tốt. Con người cũng vậy, phải thay đổi bản chất thò tục thì mới có thể làm cho anh ta nói ra được những điều thanh lịch.

Suy rộng ra thì có làm cho người ta thay đổi bản chất xấu xa thành con người lương thiện người ta mới suy nghĩ, hành động, nói năng tốt đẹp. Song việc đó không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người không thể chỉ bằng một vài tác động, trong một thời gian ngắn mà làm thay đổi được. Ngay như những vùng đất khô cằn, bạc màu, con người muốn cải tạo cũng phải dùng biết bao biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời, đất mới trở nên màu mỡ được; huống chỉ là con người. Khi ta đem những lời hay lẽ phải để cải tạo bản chất xấu của con người, thì bên cạnh người đó vẫn có không biết bao nhiêu điều xấu cũng tác động vào anh ta. Cái tốt chiến thắng cái xấu, hay ngược lại, còn do sự nỗ lực hay sự buông thả của bản thân người đó. Đó là cuộc đấu tranh bền bỉ, liên tục giữa hai mặt đối lập nên không thể một sớm một chiều mà thay đổi một con người thô tục thành một con người thanh lịch được.

Mặt khác câu tục ngữ cũng muốn nêu lên một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây, mà khô cứng thì cây khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sống của con người, mà xấu xa thì cũng không thể tạo ra được những con người tốt. Cho nên, chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội văn minh để làm miếng đất tốt cho nhân cách tốt nảy nở và phát triển. Đồng thời từng con người tốt lên, có nếp sống văn minh lịch sự thì sẽ hợp thành xã hội ngày càng văn minh hơn…

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Tục ngữ xưa có câu: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu" em hãy giải thích câu tục ngữ trên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
6 5.123
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm