Tuyển tập 10 đề thi đại học môn sinh học

"Tuyển tập 10 đề thi đại học môn sinh học" tổng hợp 10 đề thi thử đại học môn sinh của nhiều trường THPT trong cả nước những năm trước. Các bộ đề thi được cấu trúc theo hai phần, phù hợp với cấu trúc đề thi đại học. Các bạn có thể download để tham khảo thêm.

10 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2012
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

Họ, tên sinh:.....................................................................................................................................

Số báo danh: ....................................................................................................................................

PHẦN A. (Phần bắt buộc): Dành chung cho thí sinh học chương trình cơ bản và nâng cao;Gồm 40 câu, từ câu 1 đến câu 40

Câu 1: Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là

A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restrictaza. D. amilaza.

Câu 2: Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn D. Đảo đoạn

Câu 3: Cơ chế phát sinh đột biến gen được biểu thị bằng sơ đồ

A. gen → thường biến → hồi biến → đột biến gen.

B. gen → tiền đột biến → hồi biến → đột biến gen.

C. gen → tiền đột biến → thường biến → đột biến gen.

D. gen → tiền đột biến → đột biến gen.

Câu 4: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp4800 ribonuclêôtit tự do.Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:

A. 3240H và 2 bản sao B. 2760H và 4 bản sao C. 2760H và 2 bản sao D. 3240H và 4 bản sao

Câu 5: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng:

A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin

B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin

C. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic

D. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic

Câu 6: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :

A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?

A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ B. Bố di truyền tính trạng cho con gái

C. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới

Câu 8: Xét một nhóm liên kết với 2 cặp gen dị hợp, nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ mỗi loại giao tử có gen liên kết hoàn toàn bằng

A. 45% B. 22,5% C. 30% D. 40%

Câu 9: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:

A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tự sao, tổng hợp ARN.

C. tổng hợp ADN, mARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau.

Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?

A. 826 cây. B. 756 cây. C. 628 cây. D. 576 cây.

Đánh giá bài viết
7 9.204
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm