Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9

Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học hiệu quả hơn. Tài liệu giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em tải đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 dưới đây về để luyện tập.

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 Đề số 1

Câu 1. (6,5 điểm)

1. Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X1 và khí X2. Thêm vào X1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X3 và có khí X4 thoát ra. Xác định X1, X2, X3, X4. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra.

2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:

Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9

Biết rằng H là thành phần chính của đá phấn; B là khí dùng nạp cho các bình chữa cháy (dập tắt lửa).

3. a. Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm các khí SO2, SO3, O2.

b. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Cu.

4. Có 5 chất rắn: BaCl2, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ.

Câu 2: (5,5 điểm)

1. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử: C2H4O2, C3H8O, C5H10.

2. Chất A có công thức phân tử C4H6. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và hoàn thành phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng theo sơ đồ:

Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9

3. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Trình bày phương pháp dùng để tách từng khí ra khỏi hỗn hợp

Câu3: (4,0 điểm)

Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.

Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.

Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.

a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.

b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA

Câu 4: (4,0 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B khác dãy đồng đẳng và cùng loại hợp chất, trong đó A hơn B một nguyên tử cacbon, người ta chỉ thu được nước và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là 13,5.

a. Tìm công thức cấu tạo của A, B và tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.

b. Từ B viết sơ đồ phản ứng điều chế CH3COOCH3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi Đề số 1

Đáp án đề thi học sinh giỏi Hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi hóa 9

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 Đề số 2

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ bằng phương trình phản ứng:

FeS2 +O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} A↑ + B                         J \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} B + D

A + H2S \overset{}{\rightarrow} C↓+ D                             L + B \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} E + D

C + E \overset{}{\rightarrow} F                                         F + HCl \overset{}{\rightarrow} G + H2S↑

G + NaOH \overset{}{\rightarrow}H↓+ I                           H + O2 + D \overset{}{\rightarrow} J↓

Câu 2.

a) Cho các chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng

b) Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: ( Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng. Viết phương trình hoá học xảy ra.

Câu 3. Cho hỗn A gồm 3 oxit: Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành 3 thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15g chất rắn không tan.

- Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan.

- Thí nghiệm 3: Nếu cho vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A, rồi lại hòa tan vào nước dư, thấy còn lại 25g chất rắn không tan.

Tính khối lượng oxit trong hỗn hợp A.

Câu 4. Đốt cháy hết V lít (đktc) hỗn hợp CH4 và C2H4, cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Thêm vào A lượng dư dung dịch BaCl2 loãng, 5,91g kết tủa trắng:

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b)Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu. Biết rằng nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp đó qua lượng dư dung dịch nước brom thì có 3,2g brom tham gia phản ứng.

Câu 5. Một dung dịch Z gồm rượu etylic và nước. Cho 7,44g Z tác dụng với Na dư thấy thoát ra 2,018 lít khí H2 (đo ở đktc). Độ rượu của dung dịch Z là (biết D rượu=0,8g/ml, D nước = 1g/ml)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi Đề số 2

Câu 1.

A: SO2 B: Fe2O3 C: S D: H2O E: Fe F: FeS

G: FeCl2 J: Fe(OH)3 L: H2

Câu 2. Gợi ý

a) Nhận biết dung dịch CuSO4: màu xanh. Cho một ít dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm nào chứa dung dịch còn lại, ống nghiệm nào cho kết tủa xanh là KOH, cho kết tủa trắng và dung dịch màu xanh là BaCl2, kết tủa trắng là MgCl2 và cho kết tủa đen là AgNO3 (viết các phương trình phản ứng hóa học)

b) Cho 3 hỗn hợp lần lượt tác dụng với NaOH, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Al + Al2O3)

Hai hỗn hợp còn lại không tác dụng với NaOH cho tác dụng với dung dịch HCl, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Fe + Fe2O3), hỗn hợp có khí bay ra là (FeO + Fe2O3)

Câu 3.

Gọi :nAl2O3: x, nK2O: y, nCuO : z

Phương trình phản ứng

K2O + H2O → 2KOH

y                          2y

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

y             2y               2y

Sau thí nghiệm 2: khối lượng chất rắn tăng lên 6g, khi tăng 25% Al2O3 nữa thì khối lượng chất rắn tăng 4g. Trong trường hợp thí nghiệm 1 Al2O3 hết KOH dư.

80z = 15 => z = 0,1875 mol (1)

- Sau TN2: 80z + (15x - y).102 = 21 => 1,5x - y = 6/102 (2)

- Sau TN3: 80z + (15x - y).102 = 25 => 1,75x - y = 10/102 (3)

Từ (2), (3) suy ra: x =16/102 => mAl2O3 = 16g

y =18/102 =>mK2O = 19/102 . 94 = 16,59g

Câu 4. Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Khi cho vào dung dịch NaOH

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl

n↓ = \frac{5,91}{197} = 0,03mol

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,03 mol 0,06 mol 0,03 mol

Tổng số mol của NaOH = 0,1 x 1 = 0,1mol

Vậy NaOH còn phản ứng sau:

CO2 + NaOH → NaHCO3

0,04 mol 0,04 mol 0,04 mol

Tổng số mol của CO2 = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,02 mol ← 3,2/160

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy C2H4: 0,04 mol

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy CH4: 0,07 - 0,04 = 0,03 mol => = 0,03 mol

\% {V_{C{H_4}}} = \frac{{0,03}}{{0,07}} \times 100\%  = 42,58\% ,\% {V_{{C_2}{H_4}}} = 57,42\%

Câu 5: Vì dung dịch rượu gồm rượu etylic và nước ta gọi:

Gọi x là số mol của nước

Số mol của etylic là y

Ta có phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x mol                              1/2x mol

2Na + 2C2H5OH → C2H5ONa + H2

y mol                                      1/2 ymol

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{array}{l}
18x + 46y = 7,44\\
\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}y = 0,09
\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,03\\
y = 0,15
\end{array} \right.

Ta có

V(rượu nguyên chất) = \begin{array}{l}
\frac{m}{D} = \frac{{0,15 \times 46}}{{0,8}} = 8,625(ml)\\

\end{array}

V(nước) = \begin{array}{l}
\frac{m}{D} = \frac{{7,44 - 6,9}}{1} = 0,54(ml)\\

\end{array}

=> V(dd rượu) = V(nước) - V(rượu nguyên chất) = 0,54 + 8,625

=> Độ rượu = (V(rượu nguyên chất) :V(dd rượu) ) 100 = 94,1o

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 Đề số 3

Câu 1: (6 điểm)

1 - Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì?

Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau: ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.

2 - Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A,B,D. Viết phương trình phản ứng.

3 - Một số nguyên nhân của sự hình thành canxicacbonat trong thạch nhũ ở các hang động đá vôi tuỳ thuộc vào thực tế vì canxihiđrocacbonat là:
a, Chất kết tinh và có thể sủi bọt khí.
b, Có thể tan và không bền.
c, Dễ bay hơi và có thể chảy rữa.
d, Chất kết tinh và không tan.

Câu 2: (4 điểm)

1 - Tìm các chất A,B,C,D,E (hợp chất của Cu) trong sơ đồ sau và viết phương trình hoá học:

Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9

2 - Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.

Câu 3: (4 điểm)

Cho 27,4 g Ba vào 400 g dung dịch CuSO4 3,2 % thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.

a, Tính thể tích khí A (đktc).

b, Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

c, Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C.

Câu 4: (6 điểm)

A là hỗn hợp gồm rượu Etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau có dạng CnH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Cho 1/2 hỗn hợp A tác dụng hết với Na thoát ra 3,92 lít H2 (đktc). Đốt 1/2 hỗn hợp A cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì có 147,75g kết tủa và khối lượng bình Ba(OH)2 tăng 50,1 g.

a, Tìm công thức 2 axit trên .

b, Tìm thành phần hỗn hợp A.

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 Đề số 4

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ bằng phương trình phản ứng:

FeS2 +O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} A↑ + B                         J \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} B + D

A + H2S \overset{}{\rightarrow} C↓+ D                             L + B \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} E + D

C + E \overset{}{\rightarrow} F                                         F + HCl \overset{}{\rightarrow} G + H2S↑

G + NaOH \overset{}{\rightarrow}H↓+ I                           H + O2 + D \overset{}{\rightarrow} J↓

Câu 2.

a) Cho các chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng

b) Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: ( Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng. Viết phương trình hoá học xảy ra.

Câu 3. Cho hỗn A gồm 3 oxit: Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành 3 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15g chất rắn không tan.

Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan.

Thí nghiệm 3: Nếu cho vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A, rồi lại hòa tan vào nước dư, thấy còn lại 25g chất rắn không tan.

Tính khối lượng oxit trong hỗn hợp A.

Câu 4. Đốt cháy hết V lít (đktc) hỗn hợp CH4 và C2H4, cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Thêm vào A lượng dư dung dịch BaCl2 loãng, 5,91g kết tủa trắng:

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b)Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu. Biết rằng nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp đó qua lượng dư dung dịch nước brom thì có 3,2g brom tham gia phản ứng.

Câu 5. Một dung dịch Z gồm rượu etylic và nước. Cho 7,44g Z tác dụng với Na dư thấy thoát ra 2,018 lít khí H2 (đo ở đktc). Độ rượu của dung dịch Z là (biết D rượu = 0,8g/ml, D nước = 1g/ml)

Gợi ý hướng dẫn giải đề thi học sinh giỏi 9 Đề 4

Câu 1.

A: SO2

B: Fe2O3

C: S

D: H2O

E: Fe

F: FeS

G: FeCl2

J: Fe(OH)3

L: H2

Câu 2. Gợi ý

a) Nhận biết dung dịch CuSO4: màu xanh. Cho một ít dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm nào chứa dung dịch còn lại, ống nghiệm nào cho kết tủa xanh là KOH, cho kết tủa trắng và dung dịch màu xanh là BaCl2, kết tủa trắng là MgCl2 và cho kết tủa đen là AgNO3 (viết các phương trình phản ứng hóa học)

b) Cho 3 hỗn hợp lần lượt tác dụng với NaOH, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Al + Al2O3)

Hai hỗn hợp còn lại không tác dụng với NaOH cho tác dụng với dung dịch HCl, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Fe + Fe2O3), hỗn hợp có khí bay ra là (FeO + Fe2O3)

Câu 3.

Gọi nAl2O3: x, nK2O: y, nCuO: z

Phương trình phản ứng

K2O + H2O → 2KOH

y                  →       2y

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

y            → 2y     → 2y

Sau thí nghiệm 2: khối lượng chất rắn tăng lên 6g, khi tăng 25% Al2O3 nữa thì khối lượng chất rắn tăng 4g. Trong trường hợp thí nghiệm 1 Al2O3 hết KOH dư.

80z = 15 => z = 0,1875 mol (1)

Sau TN2: 80z + (15x - y).102 = 21 => 1,5x - y = 6/102 (2)

Sau TN3: 80z + (15x - y).102 = 25 => 1,75x - y = 10/102 (3)

Từ (2), (3) suy ra: x = 16/102=> = 16g

y = 18/102  => = 18/102 x 94 = 16,59g

Câu 4. Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Khi cho vào dung dịch NaOH

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl

n↓ = 5,91/197 = 003 mol 

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,03 mol 0,06 mol 0,03 mol

Tổng số mol của NaOH = 0,1 x 1 = 0,1mol

Vậy NaOH còn phản ứng sau:

CO2 + NaOH → NaHCO3

0,04 mol 0,04 mol 0,04 mol

Tổng số mol của CO2 = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,02 mol ← 3,2/160

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy C2H4: 0,04 mol

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy CH4: 0,07 - 0,04 = 0,03 mol =>nCH4 = 0,03 mol

\% {V_{C{H_4}}} = \frac{{0,03}}{{0,07}} \times 100\%  = 42,58\% ,\% {V_{{C_2}{H_4}}} = 57,42\%

Câu 5: Vì dung dịch rượu gồm rượu etylic và nước ta gọi:

Gọi x là số mol của nước

Số mol của etylic là y

Ta có phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x mol              1/2x mol

2Na + 2C2H5OH → C2H5ONa + H2

y mol                  1/2ymol

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{array}{l}
18x + 46y = 7,44\\
\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}y = 0,09
\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,03\\
y = 0,15
\end{array} \right.

Ta có

V(rượu nguyên chất) = \frac{m}{D} = \frac{{0,15 \times 46}}{{0,8}} = 8,625(ml)

 

V(nước) = \frac{m}{D} = \frac{{7,44 - 6,9}}{1} = 0,54(ml)

=> V(dd rượu) = V(nước) - V(rượu nguyên chất) = 0,54 + 8,625

=> Độ rượu = (V(rượu nguyên chất) :V(dd rượu) ) 100 = 94,1o

Đề xem đáp án hướng dẫn giải chi tiết bộ đề mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới

............................

VnDoc đã giới thiệu Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 có đáp án đề thi với các dạng bài tập hoàn thành phương trình hóa học, nhận biết các chất, phân tích làm bài tập thí nghiệm, và dạng bài tập tính toán tất cả các dạng này đòi hỏi các em phải hiểu và vận dụng cao để làm đề thi học sinh giỏi Hóa 9.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9. Để tham khảo các đề thi HSG khác, mời các bạn vào chuyên mục Thi học sinh giỏi lớp 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi học sinh giỏi của các môn khác nhau, là tài liệu hay cho các em ôn luyện và làm quen với nhiều dạng đề khác nhau.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
104 67.853
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 9

Xem thêm