Tuyển tập các bài Toán vui ở tiểu học Có đáp án

Tuyển tập các bài toán vui Tiểu học

Tuyển tập các bài toán vui Tiểu học có đáp án chi tiết cho từng bài là các bài toán đố, toán mẹo hay và khó dành cho thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo. Qua các bài tập này, các em học sinh có thể rèn luyện tư duy toán học, củng cố lại kiến thức với các bài toán vui, giúp các em có thêm sự yêu thích với môn Toán. Mời các thầy cô cùng các em tham khảo.

Bài toán 1

Có một cây gỗ dài 8m. Một bác thợ mộc muốn cưa cây gỗ đó thành những khúc gỗ dài 16dm. Biết rằng, mỗi lần cưa hết 5 phút, cưa được một khúc gỗ thì bác ấy nghỉ ngơi thêm 3 phút nữa. Hỏi bác thợ mộc cưa xong cây gỗ hết thời gian bao nhiêu phút?

Trả lời:

Cây gỗ sẽ được cưa thành 5 khúc, như vậy có tất cả 4 lần cưa. Mỗi lần cưa hết 5 phút và bác nghỉ thêm 3 phút, như vậy tổng số thời gian 1 lần cưa là 8 phút. Vậy thời gian bác cưa hết cây gỗ là 8 x 4 = 32 (phút).

Trong lời giải của bạn Duyên, phải trừ đi 3 phút lần nghỉ cuối cùng không tính, còn 32 - 3 = 29 phút.

Bài toán 2

Trong một nhà tù có hai cửa ra, một cửa sẽ dẫn ra ngoài và một cửa sẽ dẫn đến chuồng nuôi cọp. Ở mỗi cửa có một người lính gác, trong đó có một người chuyên nói dối và một người luôn nói thật. Họ không ngăn cản người tù đi ra hai cửa đó và khi người tù đã ra một cửa thì không được phép quay lại. Họ chỉ trả lời đúng một câu hỏi khi người tù yêu cầu. Tù nhân không biết ai là người nói thật và ai là người nói dối. Vậy tù nhân muốn biết đường ra ngoài thì phải hỏi một trong hai người cai ngục câu gì (1 câu)?

Đáp án: Vì một người cai ngục luôn nói thật và người kia luôn nói dôí nên khi người tù hỏi qua lần lượt hai người cai ngục đường ra thì sẽ được câu trả lời luôn sai. Vâỵ câu hỏi là: Xin ngài hãy hỏi ông kia đâu là lối ra ngoài và hãy nói cho tôi biết câu trả lời của ông ấy là gì? Người tù sẽ luôn nhận được câu trả lời sai và đi theo hướng ngược với câu trả lời.

Bài toán 3

Một nhà buôn có 9 đồng tiền vàng giống hệt nhau nhưng trong đó có 1 đồng tiền giả nhẹ hơn đồng tiền thật. Bằng cân hai đĩa (hình vẽ) em hãy hướng dẫn Nhà buôn đó cách tìm ra đồng tiền vàng giả với số lần cân ít nhất.

Tuyển tập các bài toán đố vui tiểu học

Đáp án:

Chỉ cần 2 lần cân:

  • Lần 1: Chia 9 đồng thành 3 phần, mỗi phần có 3 đồng tiền (3 ; 3; 3). Đặt phần thứ nhất và phần thứ hai lên cân, nếu phần nào nhẹ hơn thì phần đó chứa đồng giả, nếu hai phần này bằng nhau thì đồng giả nằm ở phần thứ ba.
  • Lần 2: Sau lần cân 1 ở trên đã xác định được phần chứa đồng giả. Phần này có 3 đồng, trong đó chỉ có 1 đồng giả. Đặt 2 đồng tiền bất kỳ lên hai đĩa cân, nếu đồng nào nhẹ hơn thì đồng đó là đồng giả, nếu hai đồng này bằng nhau thì đồng còn lại là đồng giả.

Bài toán 4

Cho bản đồ như hình dưới đây, mỗi đỉnh là một thành phố, cạnh nối hai đỉnh là đường đi nối hai thành phố tương ứng. Hè này bố mẹ cho bạn An đi thăm quan. An đã cho điểm mỗi thành phố (điểm số chỉ mức độ ưu thích của An) và được ghi như trên bản đồ. Bạn hãy chỉ cho An và gia đình tua du lịch đi qua 5 thành phố liên tiếp nhau sao cho tổng số điểm là lớn nhất.

Tuyển tập các bài toán đố vui tiểu học

Đáp án: 9 + 6 + 8 + 9 + 7 = 39

Bài toán 5

Một gia đình có ba chị em gái sinh ba giống hệt nhau. Người chị cả tên là Lan, và Lan luôn luôn nói thật. Người chị hai tên là Liên; Liên lại là người luôn nói dối. Người em út tên là Linh; Linh thì lúc này nói thật, lúc khác thì lại nói dối.

Nam là người họ hàng xa của gia đình, một ngày nọ bạn ấy đến chơi nhưng không biết ai là ai, vì vậy Nam đã hỏi mỗi chị em một câu hỏi.

- Nam hỏi người ngồi bên trái “Ai là người ngồi giữa?”, và nhận được câu trả lời: “Đó là Lan.”

- Nam hỏi người ngồi giữa “Tên bạn là gì?”; Câu trả lời Nam nhận được là: “Tôi tên là Linh”.

- Nam hỏi người ngồi bên phải “Ai là người ngồi giữa vậy?”; Người ngồi bên phải trả lời: “Đó là Liên.”

Những câu trả lời này làm Nam rất bối rối, vì bạn ấy đã hỏi tên của người ngồi giữa mà nhận được câu trả lời khác nhau từ ba chị em.

Bạn hãy chỉ cho Nam tên của người ngồi bên trái, ở giữa và bên phải nhé.

Tuyển tập các bài toán đố vui tiểu học

Trả lời:

Nếu nguời ngồi bên trái là Lan. Lan là nguời luôn nói thật. Nên không trả lời nguời ngồi ở giữa là Lan được. Vi vậy nguời ngồi bên trái không phải là Lan. Nếu Lan ngồi giữa thì Lan sẽ không trả lời "tôi tên là Linh" vì Lan luôn nói thật. Nên người ngồi giữa không phải là Lan. Suy ra nguời ngồi bên phải chắc chắn là Lan. Vi Lan luôn nói thật, mà Lan là nguời ngồi bên phải đã trả lời "Nguời ngồi ở giữa là Liên", thi người ngồi ở giữa là Liên (vì Lan luôn nói thật). Nguời cuối cùng là Linh ngồi bên trái.

Bài toán 6

Tương truyền rằng ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, ở một vùng xa xôi viễn đông, thành phố Hà Nội của Việt Nam, vị quân sư của Hoàng đế vừa qua đời, Hoàng đế cần một vị quân sư mới thay thế. Bản thân Hoàng đế cũng là một nhà thông thái, nên ngài đặt ra một bài toán đố, tuyên bố ai giải được sẽ được phong làm quân sư. Bài toán của Hoàng đế là: cho 3 cái đĩa và ba cái tháp (trục): A là trục nguồn, C là trục đích, và B là trục trung chuyển. Ba cái đĩa có kích cỡ khác nhau (đánh số 1, 2, 3 như Hình vẽ) và có lỗ ở giữa để có thể lồng vào trục, theo quy định "nhỏ trên lớn dưới". Đầu tiên, những cái đĩa này được xếp tại trục A. Vậy làm thế nào để chuyển toàn bộ các đĩa sang trục C, với điều kiện mỗi lần chỉ chuyển được một cái và luôn phải đảm bảo quy định "nhỏ trên lớn dưới", biết rằng trục B được phép sử dụng làm trục trung chuyển; đĩa chỉ có thể đặt vào ba trục, không được đặt ra ngoài.

Bạn hãy đưa ra lời giải cho bài toán tháp Hà Nội ở trên với số lần chuyển ít nhất. Lời giải của bạn trình bày vào ô Bình luận phía dưới và có dạng như sau: Lần 1 chuyển đĩa 3 từ trục A sang trục C; Lần 2 chuyển đĩa .. từ trục ... sang trục ...

Tuyển tập các bài toán đố vui tiểu học

Đáp án:

  • Lần 1: Chuyển đĩa 3 từ A sang C
  • Lần 2: Chuyển đĩa 2 từ A sang B
  • Lần 3: Chuyển đĩa 3 từ C sang B
  • Lần 4: Chuyển đĩa 1 từ A sang C
  • Lần 5: Chuyển đĩa 3 từ B sang A
  • Lần 6: Chuyển đĩa 2 từ B sang C
  • Lần 7: Chuyển đĩa 3 từ A sang C

Bài toán 7

Ở một trường tiểu học nọ có ba bạn rất thân, cả ba bạn đều tinh nghịch và đều rất thông minh. Một hôm ba bạn làm gãy cái bàn và bị cô giáo khiển trách. Biết ba bạn đều học giỏi nên Cô đã ra một bài toán cho ba bạn như sau:

Cô đưa ra 5 cái mũ để cả ba bạn cùng biết màu của chúng, trong đó có 3 cái mũ màu đỏ và 2 cái màu xanh. Ba bạn được xếp thành hàng dọc. Sau đó Cô lấy khăn bịt mắt cả ba bạn, rồi đội cho mỗi bạn một cái mũ, còn lại 2 cái mũ cô giấu đi. Cô nói: "Sau khi cởi bỏ khăn bịt mắt ra, các em chỉ được phép nhìn vào mũ của những người đứng trước mình, không được quay lại nhìn mũ người đằng sau và tất nhiên không được nhìn vào mũ mình đang đội (như vậy người đứng cuối hàng sẽ nhìn được mũ của hai bạn đứng trước, người đứng giữa chỉ nhìn thấy mũ của người đứng đầu, còn người đứng đầu hàng thì không nhìn thấy mũ bạn nào cả); nếu một trong ba em mà nói được chính xác mình đội mũ màu gì thì Cô sẽ tha lỗi làm gãy bàn hôm nay."

Nói xong Cô tháo các khăn bịt ra. Cô lần lượt hỏi từ bạn đứng cuối đến bạn đứng đầu.Lần lượt bạn đứng cuối và đứng giữa đều trả lời to lên rằng "Tôi không biết mũ mình đội màu gì". Khi hỏi đến bạn đầu hàng, tuy không nhìn được mũ của cả ba người, bạn vẫn dõng dạc nói: "Tôi đã biết mình đội mũ màu gì rồi!" Và bạn ấy đã nói được chính xác mũ mình đang đội khiến cho Cô và các bạn khác trầm trồ khen ngợi.

Vậy em hãy cho biết bạn đứng đầu hàng đội mũ màu gì và tại sao bạn ấy lại biết được mũ mình đang đội?

Đáp án:

- Bạn đứng cuối hàng không biết mình đội mũ gì nên chắc chắn trong hai bạn đứng đầu hàng có ít nhất một bạn đội mũ đỏ (nếu cả hai bạn đầu hàng mà đội mũ xanh thì bạn đứng cuối đã biết mình đội mũ đỏ - vì chỉ có 2 mũ xanh)

- Bạn đứng giữa không biết mình đội mũ gì nên chắc chắn bạn đứng đầu phải đội mũ đỏ (nếu đội mũ xanh thì bạn đứng giữa đã biết mình đội mũ đỏ rồi - vì như đã lập luận ở trên ít nhất có một trong hai bạn đứng đầu và đứng giữa đội mũ đỏ)

- Vì cả ba bạn đều thông minh nên bạn đứng đầu đã đoán ra mình đội mũ đỏ (nếu không thì hoặc là bạn đứng cuối hoặc là bạn đứng giữa đã trả lời được).

Bài toán 8

Bạn hãy cho biết cách đo độ cao của một cây (chú ý: bạn không thể trèo lên ngọn cây được, và cũng không được phép cưa đổ cây để đo nhé).

Trả lời:

+ Ta lấy một cây gậy và đo chiều cao của nó (chiều cao cây gậy), rồi dựng đứng để ngoài nắng. Khi bóng của cây gậy bằng chiều cao của chính nó ta đo bóng cây là ta sẽ biết chiều cao của cây.

+ Khi ánh sáng mặt trời chiếu 1 góc 45 độ vào cây ta tiến hành đo bóng cây: ta lấy gốc cây là điểm đầu, đo từ điểm đầu đến điểm dài nhất của bóng, thì ta sẽ được chiều cao của cây

+ Lấy cây gậy đủ dài dựng cạnh cây sao cho độ dài bóng của cây gậy và bóng của cây bằng nhau, sau đó đo độ dài cây gậy thì sẽ ra độ dài cây cần đo.

Bài toán 9

Một nhà buôn có 10 túi đồng tiền vàng (tiền xu), mỗi túi có 10 đồng tiền vàng. Trong 10 túi đó có một túi chứa toàn tiền giả, 9 túi còn lại đều chứa tiền thật. Mỗi đồng tiền thật nặng 10 gam, còn mỗi đồng tiền giả chỉ nặng 9 gam. Sử dụng cân một đĩa như hình bên, em hãy chỉ giúp nhà buôn đó cách xác định túi tiền giả với số lần cân ít nhất? (chú ý có thể mở các túi để lấy các đồng tiền trong túi ra để cân).

Đáp án: Chỉ cần 1 lần cân là xác định được túi tiền giả. Sau đây là lời giải của bạn Minh Châu:

Đánh số thứ tự cho 10 túi từ 1 đến 10. Lấy trong các túi tiền từ 1 đến 9 ra số lượng đồng tiền bằng số thứ tự của túi, ví dụ túi số 1 lấy 1 đồng túi số 2 lấy 2...... đến túi số 9 thì lấy 9 đồng, rồi đem tất cả những đồng tiền lấy ra đó bỏ lên cân 1 lần duy nhất (1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45 đồng) Nếu cân được 450g có nghĩa là không có đồng tiền giả nào trong 9 túi, nên túi số 10 là tiền giả, nếu thiếu 1g (tức là cân được 449g) thì túi số 1 là tiền giả, thiếu 2g thì túi số 2 là tiền giả ......... như vậy nếu thiếu đến 9g thì túi số 9 là tiền giả.

Đánh giá bài viết
26 17.963
Sắp xếp theo

Học tập

Xem thêm