Bài tập về từ đồng âm lớp 5 có đáp án

Bài tập về từ đồng âm lớp 5

Bài tập luyện từ và câu lớp 5 Từ đồng âm bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5.

1. Lý thuyết Từ đồng âm lớp 5

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.

- Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

2. Bài tập vận dụng Luyện từ và câu lớp 5 Từ đồng âm

Bài 1. Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau. Phân biệt nghĩa của chúng:

- Mùa đông, trời rét mướt mà sân trường vẫn rất đông các bạn học sinh đang vui chơi.

- Thầy Hùng đá mạnh và tảng đá, khiến nó vỡ làm đôi.

- Con gà mái mơ ngẩn ngơ nhìn chú mèo mướp đang nằm ngủ trên mái nhà.

Bài 2: Tìm từ đồng âm khác nghĩa với các từ in đậm trong câu sau:

- Tivi đang chiếu bộ phim mà em thích nhất.

- Dì Hà là đồng nghiệp của mẹ em.

- Huy là một đứa trẻ bình thường, không có gì nổi bật.

Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các cặp từ đồng âm sau:

a) Lợi

b) Ba

Câu 4: Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ theo mẫu sau:

M: Mấy em nhỏ tranh nhau xem tranh.

  • tranh (1): tìm cách giành lấy, làm nhanh hơn người khác việc gì đó
  • tranh (2): thường chỉ sản phẩm được vẽ bởi đường nét và màu sắc

a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá

b) Cậu bé đá vào hàng rào đá.

Bài 5: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:

- Năm nay, em học lớp năm.

- Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

- Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

- Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.

Bài 6: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm.

- kính

- hầm

- sáo

Bài 7: Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là: chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm ứng với mỗi nghĩa đó.

Bài 8: Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng.

- Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ.

- Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh.

- Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi.

- Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì?

Bài 9: Tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau của bài hát đố.

- Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?

- Trăm thứ than, than gì không quạt?

- Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?

Bài 10. Giải thích nghĩa của từ đồng trong các trường hợp sau: Trống đồng - Đồng nghiệp - Đồng ruộng - Đồng tiền

Bài 8. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:

  1. Lợi
  2. Bình
  3. Ba

Bài 11. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài sau:

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

Bài 12. Từ đồng âm là gì?

  1. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
  2. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Bài 13. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa.

  1. Đồng cam cộng khổ.
  2. Đồng sức đồng lòng.
  3. Chung lưng đấu cật.
  4. Bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Để xem đáp án chi tiết, mời bạn tải tài liệu về máy!

-----------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
115 53.185
Sắp xếp theo

Luyện từ và câu lớp 5

Xem thêm
Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bài tập về từ đồng âm lớp 5 có đáp án