Văn cúng lễ Thượng thọ

Văn khấn lễ thần mừng thọ

Theo phong tục tập quán người Việt Nam ta từ xưa cho đến nay, nhà nào có ông, bà, cha, mẹ thọ từ 70 tuổi trở lên đều làm lễ Thượng Thọ, mừng thọ cho ông, bà, cha, mẹ. VnDoc xin gửi đến các bạn bài cúng lễ mừng thọ để sử dụng trong lễ mừng thọ, đây là tập tục thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.

1. Ý nghĩa Lễ Thượng Thọ

Lễ Thượng thọ được coi là một trong những nét truyền thống của người Việt Nam, thể hiện đạo lý làm người “uống nước nhớ nguồn”, “kính trọng người già cả” và đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc ông bà, cha mẹ và là một nét đẹp của văn hoá Việt Nam. Theo Kinh Thánh, cách ăn ở tốt nhất với cha mẹ mình là hiếu kính, phụng dưỡng, nghe lời cha mẹ khi các vị còn sống, theo đạo Phật thì việc mừng Thượng thọ cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các bậc sinh thành.

Việc tổ chức lễ thượng thọ có thể có nhiều hình thức, quy mô từ lớn đến nhỏ, tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu, việc chủ trì trượng thọ cho các cụ cao tuổi có thể do con cháu trong nhà tự tổ chức hoặc làng xóm hay thậm chí là Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo đứng ra tổ chức đối với những cụ có đóng góp, cống hiến cho đất nước hoặc đức cao vọng trọng. Vào ngày này, các cụ ông, cụ bà không những được nhận những lời chúc từ con cháu, anh em trong dòng họ mà còn nhận được những món quà rất ý nghĩa của những người thân xung quanh. Những món quà thượng thọ thường là quà tặng cao cấp, độc đáo mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đó tranh thượng thọ là một món quà không thể không kể đến trong các dịp mừng thọ, thượng thọ.

2. Sắm lễ mừng thọ

Trong ngày lễ mừng thọ, gia chủ phải có mâm lễ: Hương hoa, quả, vàng mã cùng lễ mặn gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê), đem ra đình lễ Thần, gọi là bái tạ Thần Hưu (tạ ơn Thánh Thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu).

3. Dâng lễ mừng thọ

Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

4. Văn khấn cũng lễ Thượng Thọ

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay ngày …. tháng …. năm .…

Tại (địa chỉ): …………………………….

Hậu duệ tôn là: ………… quỳ trước linh vị ….. (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ)

Kín cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho

Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có

Nay:Toàn dân hớn hở đón xuân sang

Tín chủ mừng vui làm lễ thọ

Yết cáo chư vị Thần Linh

Kính lạy miếu đường Tiên Tổ

Xin rộng lòng nhân

Nguyện vun trồng đức độ

Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu

Ước gốc cành thê củng cố

Tưởng niệm công đức ngày xưa

Gọi chút hương khói lễ nhỏ

Ngẩng trông chứng giám tấc thành

Cúi xin phù trì bảo hộ

Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh

Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ

Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương

Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ.

Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Ngoài ra để lễ mừng thọ được tổ chức trọng thể, VnDoc xin mời các bạn tham khảo thêm kịch bản tổ chức lễ mừng thọcác bài phát biểu trong lễ mừng thọ để tổ chức cho các cụ một lễ thượng thọ trang trọng và ấm cúng.

Đánh giá bài viết
1 1.116
Sắp xếp theo

Văn khấn cổ truyền

Xem thêm