Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể câu chuyện về lòng nhân hậu: Sự tích hồ Ba Bể lớp 4

Kể câu chuyện về lòng nhân hậu Sự tích hồ Ba Bể lớp 4 tổng hợp các bài tập làm văn mẫu lớp 4 hay và đa dạng. Mời các em cùng tham khảo.

1. Kể lại Sự tích hồ Ba bể Ngắn gọn

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ngắn gọn Mẫu 1

Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện mang nhiều yếu tố huyền ảo, được nhân dân sáng tác để giải thích về nguồn gốc của hồ Ba Bể. Đồng thời câu chuyện cũng chứa đựng bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân hậu.

Câu chuyện kể về hai mẹ con có tính cách hiền lành, lương thiện. Trong lễ hội cúng Phật năm đó, có rất nhiều Phật tử đổ về dâng hương. Nhưng khi có một bà lão nghèo khổ, bẩn thỉu, xấu xí xin dược giúp đỡ thì họ lại xa lánh, từ chối bà. Chỉ có hai mẹ con tốt bụng kia đồng ý đưa bà lão về nhà, mời bà ăn cơm và chuẩn bị chiếu cho bà ngủ. Ngờ đâu, trong đêm, bà lão ấy hiện nguyên hình là một con Giao Long to lớn, khiến hai mẹ con vô cùng sợ hãi. Sáng hôm sau, Giao Long lại biến về hình dáng bà cụ xấu xí, gọi hai mẹ con lại nói chuyện. Bà ta đưa cho hai mẹ con một nắm tro và một mảnh trấu. Trong đó nắm tro là để rải vòng quanh ngôi nhà, còn mảnh trấu thì luôn mang theo bên mình. Nói xong bà ta liền biến mất. Vài ngày sau, trời bỗng có mưa to ồ ạt, nhấn chìm tất cả mọi thứ. Riêng ngôi nhà của hai mẹ con vẫn đứng vững. Còn mảnh trấu kia thì vừa gặp nước mưa đã biến thành chiếc thuyền gỗ khổng lồ. Hai mẹ con liền trèo lên thuyền, chèo đi cứu những người dân đang chơi vơi trong biển nước,

Có thể thấy, cả hai mẹ con trong câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể đều là người có tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chính tấm lòng đáng quý ấy đã giúp hai người vượt qua nguy hiểm, được sống bình an qua cơn nguy khó.

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ngắn gọn Mẫu 2

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu có tổ chức ngày hội cúng Phật rất đông người đến tham gia. Trong đó, xuất hiện một bà già xấu xí, bẩn thỉu, gớm ghiếc. Ai cũng sợ hãi và xa lánh bà ta.

Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì ở đó là một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ tiếp.

Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho tấm lòng thơm thảo của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật lại vô tâm ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi.

Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên. Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền chèo thuyền đi cứu người.

Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa.

2. Kể lại Sự tích hồ Ba bể lớp 4

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể mẫu 1

Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể qua nhiều người kể khác nhau

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể mẫu 2

Một năm sau sự kiện xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn bị ngập chìm trong luc lụt, người dân trong làng trở về với cuộc sống bình thường. Năm đó, có một vị đại quan đi tuần qua đây, thấy trong làng có một cái hồ lớn, ở giữa nổi lên một cái gò trông rất đẹp và kì lạ. quan bèn cho gọi một vị bô lão trong làng đến hỏi chuyện.

- Nhân có công việc đi qua đây, ta thấy làng ngươi bỗng xuất hiện một chiếc hồ kì lạ. Ngươi hãy nói cho ta nghe xuât xứ của nó.

Ông lão bèn thưa:

- Nhắc đến chuyện này quả thật xấu hổ. Năm ngoái, làng lão có mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xua đuổi bà. Chỉ có duy nhất mẹ góa con côi ở giữa làng thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Theo chị ta kể lại, tối hôm ấy, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện một con Giao Long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Mẹ con nhà ấy sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

- Có chuyện kì lạ như vậy sao? Quan hỏi.

- Dạ thưa, chuyện kì lạ vẫn chưa hết đâu ạ! Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con không thấy Giao Long đâu cả. Trên chiếc võng vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà già sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. May phúc cho làng thần, chị ta có lòng tốt nên đã hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con nhà chị này hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Hai mẹ con nhà ấy thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Họ còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng lão ngu muội không tin. Thật đáng trách.

- Chuyện tiếp theo như thế nào? Quan vội vàng hỏi.

- Dạ bẩm quan, đúng như lời bà lão nói. Tối hôm đó, khi dân chúng làng lão đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân làng lão sợ hãi vô cùng, chính bản thân lão cũng chới với trong dòng nước lớn. Đang không biết bấu víu vào đau thì lào được hai mẹ con nhà chị góa cứu lên thuyền và đưa về nhà chị. Những người khác cũng thế. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ lão đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con họ không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Chính sau sự kiện đó, làng lão bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộngn mà quan đã thấy. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con họ nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa. Đó là tất cả những điều lão biết.

- Quả thật kì lạ! Vậy sau đó làng các ngươi đã làm lễ tạ tội với thần Giao Long chưa?

- Dạ bẩm, rồi ạ! Từ sau lần hút chết đó, dân làng rất chăm lo việc thiện. Thấy người nghéo đói, rách nát, bệnh tật đều hết lòng giúp đỡ. Đồng thời ngày đêm hương khói tạ lỗi với thần Giao Long.

- Các ngươi làm thế là phải. Biết sai phải sửa. Làm người sống phải có tính thiện từ trong tâm, chứ đừng chỉ giả bộ bên ngoài. Có như vậy trời phật mới phù hộ.

- Quan dạy rất phải. Bô lão nói.

Sau khi nghe xong câu chuyện, quan đi đến đâu cũng sai người kể lại cho dân vùng đó để răng dạy dân chúng. Cũng nhờ vậy nên sự tích hồ Ba Bể được lưu truyền khắp nơi và còn đến tận hôm nay.

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể mẫu 3

Chồng tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng đứa con tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và con thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Tôi và con còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi liền cùng con, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể mẫu 4

Ta là thần Giao Long ngự trị dưới Thủy Cung. Thấy nhân dân xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn thường xuyên lễ Phật, tỏ lòng thiện tâm nên Phật Tổ đã nhờ ta xuống trần thử lòng dân chúng.

Trong hội cúng Phật ta thấy ai cũng nói sẽ làm điều tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi ta biến thành một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xua đuổi ta. Chỉ có duy nhất mẹ góa con côi ở giữa làng thấy ta tội nghiệp bèn đưa ta về, cho ta ăn và mời ta ngủ lại. Đêm đó, ta lại thử lòng bà góa một lần nữa. Ta hóa thân trở về hình dáng Giao Long và nằm trên võng. Hai mẹ con họ thấy chỗ bà cụ - ta- nằm sáng rực lên và thấy hình dáng thực của ta nhưng không làm hại ta. Do đó, sáng hôm sau trước khi ra đi ta có nhắc nhở họ Vùng này sắp có lụt (Ta làm vậy để trừng phạt những kẻ chỉ biết nói suông, không biết thực hiện lời hứa, giả nhân giả nghĩa) và cho họ một túi tro. Ta còn dặn họ “nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. May phúc cho làng nam Mẫu, bà góa này có lòng tốt muốn cứu dân làng nên đã hỏi ta “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Ta thấy vậy rất vui nên đã giúp bà góa làm việc thiện bằng cách nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con họ hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Xong đâu đấy, ta bỏ đi. Hai mẹ con bà góa thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời ta dặn. Họ còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng ngu muội không tin. Thật đáng trách.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái, ta bèn hóa phép cho một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Ngay sau đó, nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Giữa lúc dân làng không biết bấu víu vào đâu thì hai mẹ con nhà bà góa cứu họ lên thuyền và đưa về nhà. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo ta nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà ta cho khi trước. Chính sau trận lụt này, làng ấy bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con họ nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa. Nó sẽ còn mãi với thời gian để nhắc nhở người dân cách sống tốt, cách sồng hướng thiện thật sự.

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể mẫu 5

Xưa ở xã Nam Mẫu (thuộc tỉnh Bắc Cạn) có mở ngày hội cúng Phật rất đông vui. Mọi người thi nhau cúng Phật cầu phúc. Một hôm, bỗng nhiên xuất hiện một bà già ăn xin, trông bà ta thật bẩn thỉu, gớm giếc, mọi người ai cũng ghét và xa lành bà ta.

Cách đó không xa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con sống rất nghèo khổ thấy bà cụ đói rách thì thương xót, cho ăn, cho ngủ. Đêm hôm ấy người mẹ tỉnh giấc thấy trên chiếc chông giữa nhà có một luồng ánh sáng, rực lên trong đêm mà chẳng thấy bà lão đâu cả. Người mẹ chỉ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Người mẹ vô cùng sợ hải, nhưng cũng chẳng biết phải làm gì và ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau, bà lão chuẩn bị đồ đạc để ra đi, bà lão nói: Chúng nó thờ Phật mà kì thực là buôn Phật. Đáng phải chịu tội chết chìm, chỉ có mẹ con nhà bà là tốt bụng. Thế rồi bà cho hai mẹ con một gói tro, dặn rắc quanh nhà và một chiếc vỏ trấu rồi vụt biến mất.

Hai mẹ con đem chuyện kỳ lạ kể cho mọi người nghe nhưng chẳng có ai tin. Họ chỉ cười. tối đến, khi mọi người đang làm lễ bái thì bỗng từ dưới đất có một dòng nước phun lên chính giữa bàn thờ Phật, nước phun mỗi lúc một mạnh và cuốn phăng đi tất cả đồ đạc, người, vật, nhà cửa, đất đá…tạo thành một cái hố rất sâu. Nhưng lạ thay, nền nhà của hai mẹ con nhà kia vẫn còn và được nâng lên cao theo dòng nước.

Nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con lấy mảnh trấu ra, vừa đặt xuống thì ngay lập tức nó biến thành chiếc thuyền, hai mẹ con họ chèo thuyền, cố hết sức để cứu giúp những người gặp nạn.

Ngày nay, chỗ đất sự do nước lũ đó chính là hồ Ba Bể, giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, đó là nền nhà của hai mẹ con nhà kia. Mọi người gọi đó là “Pô Giả mải” nghĩa là “Gò Bà Góa”.

----------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn lớp 4Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn. Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4.

Đánh giá bài viết
507 55.480
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm