Văn mẫu lớp 9: Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?

Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì? là tài liệu văn mẫu lớp 9 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ men trong "Chiếc lá cuối cùng"

Đề bài: Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài làm

Truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.

Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói "Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi". Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.

Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.

Với những dòng tâm sự, biểu cảm khi được trở về nhà, ông nhận ra làng quê của mình đang trì trệ, chậm phát triển, loay hoay trong một con đường cũ kì, dường như là không có lối thoát với nhiều hủ tục vô cùng nặng nề. Quê hương ông cần có "con đường" mới để có thể đổi mới, để có thể phát triển hơn nữa, không còn như bây giờ.

Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn Cố hương

Những người dân Trung Hoa đang đắm chìm trong tư tưởng quá lạc hậu và u ám, không có lập trường và không có chính kiến cho chính cuộc sống của mình. Có lẽ con đường mà Lỗ Tấn muốn nhắc đến chính là con đường tự do, con đường hạnh phúc, con đường có niềm vui và hi vọng. Con đường đó không phải do một người tạo nên mà do nhiều người cùng góp phần xây dựng nên. Đó là điều mà tác giả nhắn gửi.

Ông đã khẳng định rằng "trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Một sự khẳng định chắc nịch rằng không có con đường nào tự nó sinh ra và tự nó mất đi được. Do con người đi nhiều, đi mãi thì sẽ thành đường mà thôi. Sự khẳng định này cũng chính là tin vào sự xuất hiện một con đường mới do chính con người tạo ra. Con đường ấy sẽ là một cuộc sống mới, một xã hội mới với nhiều điều tiến bộ và văn minh hơn hết. Có lẽ đây chính là điều mà Lỗ Tấn muốn nhắn gửi đến những người dân Trung Hoa đang chìm vào u mê, lạc hậu.

Như vậy, chỉ một câu nói, một hình ảnh nhưng lại có tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như vậy. Con đường trong truyện Lỗ Tấn khép lại một câu chuyện nhưng lại mở ra rất nhiều chân trời mới cho nhân dân Trung Hoa và cho chính người đọc.

Đánh giá bài viết
1 1.904
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm