Vì sao lại nói Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh đầy tâm trạng?

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Vì sao lại nói Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh đầy tâm trạng? được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Vì sao lại nói Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh đầy tâm trạng?

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong truyện Kiều Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc xây dựng nhân vật mà còn đặc biệt thành công trong việc sử dụng bút pháp “ Tả cảnh ngụ tình”, tức là lấy cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Đoạn trích được coi là thành công và thể hiện rõ nhất được bút pháp này chính là “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, tủi nhục và phẫn uất, Thúy Kiều đã dùng dao tự vẫn,Tú Bà sợ mất vốn mất lãi nên đã hết sức thuốc thang rồi đưa Thúy Kiều vào ở trong lầu Ngưng Bích, đợi thời cơ thực hiện mưu ma chước quỷ, buộc Thúy Kiều phải làm theo ý mình.

Mở đầu, Nguyễn Du đã vẽ ra khung cảnh không gian và thời gian ở lầu Ngưng Bích.Không gian càng rộng lớn, tịch mịch thì càng làm nổi bật nên tâm trạng cô đơn và cảnh ngộ bi kịch của nàng Kiều.

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Hai chữ “khóa xuân” đã bộc lộ được rõ nét tình cảnh hiện tại đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam hãm, cầm tù ở lầu Ngưng Bích.Quá khứ là gia biến, hiện tại là mất tự do, lại thân gái dặm trường nơi đất khách. Đó chính là cảnh ngộ đầy bi kịch của nàng Kiều trong những ngày bị giam ở lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du đã đặt nhân vật của mình trong hoàn cảnh ấy để bộc lộ tâm trạng,nhưng tác giả chủ yếu thể hiện tâm trạng qua ngoại cảnh.

Không gian thật là mênh mông với “vẻ non xa tấm”, “bốn bề bát ngát”, “cát vàng cồn nọ”, gợi lên không gian mênh mông mà rợn ngợp.Từ lầu cao trông ra chỉ thấy những dãy núi xa mờ xa, bụi cây, cồn cát. Lầu Ngưng Bích như mây trời giữa trăng núi, gợi ra cái tịch mịch, lạc long, bơ vơ giữa đất trời rộng lớn.Trăng non xa với trăng gần không phải khoảng cách được đo bằng chiều dài vật lí mà là khoảng cách trong tâm tưởng của nàng Kiều.Cảnh có thể là thực đấy nhưng cũng có thể chỉ là tượng trưng, ước lệ gợi không gian bao la, bát ngát.Theo khung tranh mỗi lúc càng thêm lới rộng không giới hạn, không đường viền. Bức tranh có đường nét mền mại của non cao, có sắc vàng ánh hồng tươi tắn của trăng thanh, của bụi cát nhưng vắng bóng con người,vắng âm thanh của sự sống. Cảnh lầu Ngưng Bích vì thế mà trở nên trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo.

Từ cảnh vật lạnh lẽo, không gian rộng lớn mênh mông vô cùng,vô tận, Thúy Kiều lại ý thức sâu sắc về cảnh ngộ bi kịch của bản thân.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Chỉ một câu “bẽ bàng” thôi, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng hoang mang đến tột độ, niềm chua sót về cuộc đời, số phận của mình.Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi ra không gian tuần hoàn khép kín, cũng gợi ra nỗi đau không có điểm dừng,cũng không có điểm kết thúc. Ở đây, tình cảnh của con người đã đã hòa nhập làm một với cái khung cảnh u buồn, trống vắng của cảnh vật. Hay nói cách khác, khi tâm trạng người ta buồn thì cảnh vật dù sống động,vui tươi đến đâu thì cũng bị nhúng một màu tâm trạng, đúng như Nguyễn Du đã từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Trong tám câu thơ tiếp theo,Kiều không còn sống với thế giới cô đơn của mình nữa mà lại chín dần vào không gian,thời gian của tâm trạng,của kí ức với hình bong của những người thân yêu. Cảnh tả mờ đi để nỗi nhớ thương cồn lên da diết.

Trước hết đó là nỗi thương nhớ hướng về chàng Kim.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Nỗi nhớ Kim Trọng được Nguyễn Du giới thiệu bằng từ “tưởng” thật tinh tế và ý nhị. “người dưới nguyệt chén đồng” là hoán dụ chỉ chàng Kim, đồng thời gắn với kỉ niệm đêm trăng hẹn thể của hai người.

Bằng cách diễn đạt này ta không chỉ thấy nỗi nhớ kín đáo của Kiều dành cho chàng Kim mà còn thấy tiếc nuối, xót xa cho những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ cùng lời hẹn ước trăm năm.

Nàng Kiều đã tưởng tượng nơi xa xôi nào đó Kim Trọng cũng đang hướng về mình,đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích.

Sau đó Kiều phải đối diện với chính mình, đó chính là nỗi mặc cảm về bản thân và tình trạng đơn độc, bơ vơ nơi đất khách quê người.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

Nghĩ về cha mẹ, nàng xót xa thương cảm vì cha mẹ hôm mai “ tựa cửa” ngóng tin con mà mình lại một mình nơi đất khách. Sự xa cách về không gian, trói buộc về thân phận đã không thể cho Kiều quạt nồng ấp lạnh” gần gũi, phụng dưỡng bậc sinh thành.

Miêu tả nỗi nhớ về chàng Kim trước nỗi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du đã thể hiện được một cái nhìn đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của nàng Kiều. Sở dĩ Kiều hướng nỗi nhớ về Kim Trọng trước vì cảm thấy có lỗi khi phụ tấm lòng, phá bỏ đi lời thề nguyền với chàng Kim; còn cha mẹ nàng dù không thể ở bên chăm sóc nhưng cũng đã kịp báo hiếu phần nào và niềm tin khi có Vân và em trai chăm sóc cho cha mẹ.

Tám câu thơ cuối bài thể hiện tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều ở nhiều cung bậc thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.Đoạn thơ gồm bốn cặp thơ lục bát, mỗi cặp câu làm hiện lên bức tranh cảnh vật, mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.

“Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

“Buồn trông” được điệp đi điệp lại ở đầu bốn câu thơ làm nhấn mạnh nỗi nhớ ngày càng dâng lên tha thiết trong lòng Kiều. Cũng gợi liên tưởng về thân phận bọt bèo, trôi nổi giữa dòng đời như “ hoa trôi”

Bốn câu thơ cuối lại như dự báo về một tương lai đầy đau khổ, sóng gió bủa vây lấy cuộc đời của Kiều

“Buồn trông song cuốn mặt dềnh

Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm trạng của nàng Kiều thật sinh động và chân thực. Qua đó ta cảm nhận được cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Vì sao lại nói Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh đầy tâm trạng?. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Cảm nhận của em về người anh hùng áo vải Quang Trung

Đánh giá bài viết
10 4.202
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm