Vì sao vừa dùng điện thoại vừa sạc dễ bị điện giật?

Vì sao vừa dùng điện thoại vừa sạc dễ bị điện giật?

Nhiều người có thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vừa sạc vừa dùng điện thoại là thói quen cần sớm loại bỏ bởi nhiều rủi ro, trong đó, đáng lo nhất là bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tác hại khôn lường khi dùng điện thoại cạnh trẻ sơ sinh

Tác hại "khủng khiếp" của việc dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Cho trẻ chơi điện thoại là đang hủy hoại cuộc đời con

Nguy hiểm khi vừa dùng điện thoại vừa sạc

Vì sao vừa dùng điện thoại vừa sạc dễ bị điện giật?

Giải thích về nguyên nhân người dùng có thể bị điện giật, thậm chí tử vong khi dùng điện thoại đang cắm sạc, TS Đặng Hoài Bắc, Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, cho hay bất kỳ dòng điện thoại nào cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách hoặc linh kiện của bộ sạc không đảm bảo, không rõ nguồn gốc.

Trong quá trình sạc, nếu các linh kiện điện tử không đảm bảo chất lượng, bị hỏng, mạch nguồn có thể bị đánh thủng dẫn tới việc điện áp cao phóng thẳng tới điện thoại liên tục hoặc tức thì gây ra hiện tượng điện giật nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là những điện thoại vỏ kim loại.

Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện - điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết chiếc sạc đảm bảo chất lượng phải bao hàm thiết bị có vai trò cách ly điện giữa hai phần đầu vào và đầu ra - tức chuyển đổi nguồn điện áp cao 220V xuống điện áp thấp 5V.

Thiết bị này chính là phần hộp lớn nhất nằm phần đầu vào của sạc. Theo đó, sạc điện thoại cần có các tiêu chuẩn cụ thể như tiêu chuẩn cách điện giữa đầu ra với đầu vào được quy định tùy theo hệ thống tiêu chuẩn của từng quốc gia. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy nổ để không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

"Nếu đúng chuẩn, điện áp đầu ra rất thấp (5V), không thể gây giật hay chết người. Song, khi chúng ta dùng thiết bị không đảm bảo yêu cầu an toàn cách ly nguồn điện hoặc khi chúng bị hư hỏng phần cách điện bên trong, phần đầu ra có thể sẽ được nối thông điện với phần đầu vào. Tức điện áp đầu ra sẽ chính là điện áp nguồn (220V).

Khi đó, ngoài khả năng gây cháy điện điện thoại do điện áp cao, người dùng có thể bị điện giật nếu chạm vào điện thoại, nhất là khi tay ướt", TS Phùng Anh Tuấn khuyến cáo.

Theo TS Tuấn, để hạn chế những rủi ro tương tự, tốt nhất người sử dụng không dùng các bộ sạc nhái, không rõ xuất xứ. Đặc biệt, tuyệt đối không vừa dùng điện thoại vừa sạc và chỉ dùng khi pin đã đầy. Ngoài ra, TS Tuấn khuyến cáo tốt nhất chúng ta nên hạn chế sử dụng di động để đảm bảo sức khỏe.

Cách xử lý khi bị điện giật

Vì sao vừa dùng điện thoại vừa sạc dễ bị điện giật?

Về xử lý khi bị điện giật, kể cả trong trường hợp bị giật từ điện thoại đã nhiễm điện, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Bệnh viện Quân y 103 khuyến cáo khi thấy người bị điện giật, chúng ta không nên lao vào ôm nạn nhân. Trong trường hợp này, chúng ta cần dùng các vật cách điện như thanh gỗ, củi, que nhựa,... gẩy bỏ dây điện và chiếc điện thoại ra khỏi người nạn nhân, càng sớm càng tốt và thực hiện sơ cứu tại chỗ theo các bước sau:

  • Bế xốc nạn nhân lên, ra khỏi vùng có dây điện, đặt xuống nền nhà, không có bất cứ thiết bị gì ngăn cách, mục đích truyền tải bớt lượng ion còn dư xuống mặt đất.
  • Khẩn trương thực hiện kỹ thuật hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Hô hấp nhân tạo thổi vào miệng, bịt mũi nạn nhân lại. Ép tim ngoài lồng ngực thực hiện ép giữa ngực, phía gần đầu xương ức, ấn mạnh từ trên xuống. Ấn đủ mạnh để làm di chuyển thành ngực xuống dưới, nhưng không quá mạnh để tránh gãy xương. Cứ 3 nhịp ép tim thì có một nhịp hô hấp. Cấp cứu cho đến khi nào bệnh nhân tỉnh lại, ho sặc sụa, tự thở được mới dừng.
  • Chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Đánh giá bài viết
1 145
Sắp xếp theo