Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về xóa bỏ dịch bệnh trên thế giới

Thông điệp gửi người lớn về xóa bỏ các dịch bệnh trên thế giới

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về xóa bỏ các dịch bệnh đặc biệt ở Châu Phi để đẩy mạnh phát triển giáo dục cho các bạn tham khảo thêm nhiều ý tưởng, khai thác tốt các chủ đề khác nhau chuẩn bị cho bài dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của công nghệ, đồng thời vẫn bám sát vào những mối quan tâm chính của xã hội.

Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi viết thư quốc tế UPU hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, và hiểu biết thêm về vai trò của Bưu chính trong đời sống xã hội.

Nếu cần chúng ta có thể xem lại hướng dẫn thể lệ, quy định viết thư UPU 2020Gợi ý cách viết thư UPU lần 49. Và để hỗ trợ thí sinh thực hiện bài làm của mình tốt nhất, VnDoc cũng sẽ tổng hợp, sưu tầm những bài mẫu viết thư UPU tiêu biểu và hay nhất.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 thông điệp gửi người lớn về phòng chống các dịch bệnh trên thế giới

Thư gửi những người lớn!

Có thể nói, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.

Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.

Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.

Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.

Có thể thấy một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.

Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.

Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo những sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.

Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta hãy có những hành động cụ thể và quyết liệt để xóa bỏ đại dịch bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS, Virus corona trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nước kém phát triển, nhất là châu Phi, để đến năm 2030 tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng.

Thân ái và chào tạm biệt!

Ký tên

Ngô Hoàng Thịnh

Đánh giá bài viết
166 10.387
Sắp xếp theo

    Viết thư UPU lần thứ 53

    Xem thêm