Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Lý thuyết Ngữ văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

1/ Thế nào là đoạn văn

- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

- Ngữ liệu SGK trang 34

* Câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

- Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:

+ Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố.

+ Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.

Câu 2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

- Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

+ Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc đến chỗ chấm xuống hàng

+ Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.

Câu 3: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở mức độ nhất định (phù hợp với cách hiểu truyền thống) hoặc không hoàn chỉnh. Chỉ có văn bản có sự hoàn chỉnh trọn vẹn nội dung, còn mọi đơn vị bậc dưới nó, trong đó có đoạn văn, không phải lúc nào cũng có và cần phải có sự hoàn chỉnh về nội dung.

2/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

Câu a: Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)

- Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học... một nhà báo ni tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”

Câu b: Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?

- Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.

Câu c: Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ của chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

- Câu chủ đề là câu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.

- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm duy trì ý (đối tượng) được biểu đạt

b/ Cách trình bày nội dung đoạn văn

Câu a: Nội dung đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

- Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

- Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) song hành.

- Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, diễn dịch.

Câu b: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu SGK trang 35

- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?

Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.

- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò cách xây dựng đoạn văn trong văn bản thường gặp...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 1.913
Sắp xếp theo

Lý thuyết Ngữ Văn 8

Xem thêm