Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức

VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức dưới đây để nắm được về khái niệm xếp hạng chức danh nghề nghiệp và quy định về xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức.

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, thì các cán bộ, công chức sẽ được xếp hạng chức danh nghề nghiệp. Hoạt động xếp hạng chức danh nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quản lý công chức, cán bộ. Hiện nay, hoạt động xếp hạng chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư số 11/2014/TT- BNV ngày 09 tháng 11 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 05/2017/TT-BNV.

Xếp hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Xếp hạng chức danh nghề nghiệp là việc dựa vào trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức mà xếp các cán bộ, công chức với các chức danh nghề nghiệp phù hợp.

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Quy định về xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức

Quy định về chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức được quy định trong Thông tư số 11/2014/TT- BNV ngày 09 tháng 11 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 05/2017/TT-BNV. Theo đó, tại Điều 3 của Thông tư quy định chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau:

“Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính, bao gồm:

1. Chuyên viên cao cấp

Mã số ngạch:

01.001

2. Chuyên viên chính

Mã số ngạch:

01.002

3. Chuyên viên

Mã số ngạch:

01.003

4. Cán sự

Mã số ngạch:

01.004

5. Nhân viên

Mã số ngạch:

01.005

Như vậy, chức danh công chức được chia thành 5 loại, đó chính là chuyên viên cao cấp với mã số ngạch 01.001; chuyên viên chính với mã số ngạch là 01.002; chuyên viên có mã số ngạch là 01.003; cán sự với mã số ngạch là 01.004 và nhân viên với mã số ngạch là 01.005. Đối với mỗi ngạch công chức thì sẽ có những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định, cụ thể trình bày dưới đây.

Ngạch chuyên viên cao cấp

Công chức có ngạch chuyên viên cao cấp là cá nhân đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất theo quy định của pháp luật. Các công chức này có trách nhiệm chủ trì tham mưu, tổng hợp và hoạch định chính sách, chiến lược có tính vĩ mô; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách.

Nhiệm vụ của các công chức có ngạch chuyên viên cao cấp đó chính là chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể thế, các chủ trương, chính sách, đề án, chương trình,… có tầm cỡ chiến lược; thực hiện chỉ đạo, triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra; tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung; chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học và chủ trì, tham gia biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Các công chức có ngạch chuyên viên cao cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ví dụ như có năng lực đề xuất, tham mưu chính sách, có năng lực phân tích, tổng hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước;….

Ngạch chuyên viên chính

Công chức có ngạch chuyên viên chính là người có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.

Công chức có ngạch chuyên viên chính có nhiệm vụ đó chính là tham gia nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, chế độ, chính sách trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, huyện; tham gia xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành hoặc của địa phương, thực hiện nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi trong các cơ quan ở phạm vi cấp huyện trở lên; trực tiếp thực thi công vụ, các nhiệm vụ khác được cấp trên giao,…

Để được là công chức có ngạch chuyên viên chính, thì các cá nhân phải đáp ứng các tiêu chí của pháp luật đồng thời về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng như phải nắm giữ đường lối, chu trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính; nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và cả thế giới, nếu là công chức tham dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên;…

Ngạch chuyên viên

Công chức có ngạch chuyên viên là người có chuyên môn nghiệp vụ cơ bản trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.

Các công chức có ngạch chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo đó, họ thực hiện nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền được phân hoặc đề xuất lên cấp có thẩm quyền giải quyết; tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ tư liệu, số liệu; phối hợp với các đơn vị liên quan, các công chức khác để triển khai công việc; tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan, tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả công việc,…

Công chức có ngạch chuyên viên phải là người có kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao; hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, khoa học quản lý, tổ chức khoa học quản lý; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc; am hiểu thực tiễn cũng như nắm được xu thể phát triển của ngành, lĩnh vực; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên phải đáp ứng điều kiện thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 36 tháng, hoặc trong trường hợp đang giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm tức 60 tháng;…

Ngạch cán sự

Công chức có ngạch cán sự là công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức hành chính. Các công chức này có trách nhiệm giúp việc cho các lãnh đạo, phục vụ cho các công chức ở ngạch cao hơn, trong cơ quan của họ.. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia hỗ trợ, phục vụ cho việc triển khai các hoạt động công vụ; thực hiện các công việc được cáp trên phân công; phát hiện, đề xuất các giải pháp kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ ,…

Các công chức có ngạch cán sự là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng với chuyên ngành phù hợp; nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, mục tiêu quản lý của ngành; nắm được các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính nhà nước; có cá kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng cũng như dự thảo được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ,…

Ngạch nhân viên

Ngạch nhân viên là ngạch thấp nhất trong hạng chức danh nghề nghiệp của công chức. Các công chức có ngạch nhân viên là các công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ thực thi trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên. Các công chức này thực hiện được giao các nhiệm vụ như nhân bản các văn bản, chuyển giao văn bản đi và đến; kiểm tra thể thức văn bản; thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ, láu xe, phục vụ, lễ tân,…

Để trở thành công chức có ngạch nhân viên, thì các cá nhân phải có bằng tốt nghiệp trung cấp với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí làm việc; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các nhiệm vụ được giao; hiểu biết về các nghiệp vụ đơn giản của công tác văn thư hoặc nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm; nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư,…

Đánh giá bài viết
1 323
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm