Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Cánh Diều năm 2024

Bộ đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 sách Cánh Diều bao gồm 3 đề thi khác nhau có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi. Toàn bộ đề thi bám sát chương trình học cho các em học sinh cùng tham khảo, hệ thống lại toàn bộ kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về tham khảo toàn bộ 3 đề thi và đáp án dưới đây.

1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 1

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.

B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.

C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.

D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.

Câu 2. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?

A. Lạc hầu, địa chủ người Việt.

B. Nô tì, nông dân công xã.

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Câu 3. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…

B. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.

C. Nhuộm răng đen, xăm mình.

D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

Câu 4. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân Hán xâm lược.

B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa.

D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa.

Câu 5. Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì?

A. Đầu hàng nhà Lương.

B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng.

C. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.

D. Xây dựng căn cứ, lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Câu 6. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán

A. đưa quân sang xâm lược nước ta.

B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.

C. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

D. cử sứ sang yêu cầu Khúc Hạo sang triều cống.

Câu 7. Vương quốc Chăm-pa ra đời sau khi

A. người Chăm cổ nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.

B. nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền.

C. cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm (Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định ngày nay) thuộc quận Nhật Nam.

D. quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.

Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. công thương nghiệp hàng hóa.

Câu 9. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.

B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.

C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.

D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Câu 10. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

Câu 11. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. động đất.

B. bão.

C. dòng biển.

D. gió thổi.

Câu 13. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 14. Đất không có tầng nào sau đây?

A. Hữu cơ.

B. Đá mẹ.

C. Tích tụ.

D. Vô cơ.

Câu 15. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 16. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. Em hãy:

a) Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền (nhận định điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù; địa điểm đón đánh; dự kiến về thời gian và cách đánh…).

b) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

Câu 2. Quan sát hình 16.3, em hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

--- HẾT ---

Đáp án đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 1

Trắc nghiệm(4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

B

D

A

B

C

A

C

C

D

B

B

C

A

D

A

A

Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

a) Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

- Điểm mạnh của kẻ thù: mạnh khi ở chiến thuyền, ta không phòng bị được trước.

- Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ.

- Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền chiến lăm le tiến vào bờ cõ nước ta.

- Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng.

- Cách đánh:

+ Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước của biển.

+ Khi quân giặc tiến vào, Ngô Quyền sẽ cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu cửa sông, nhử quân giặc vào bãi cọc ngầm.

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, ta đem thuyền nhỏ ra đánh khiến quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

b) Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc:

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,75 điểm

2

Vòng tuần hoàn lớn của nước:

- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây.

- Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa.

- Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết.

- Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,...

1,0 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 LSĐL 6 Cánh diều

Tên chủ đề (Nội dung)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Học sinh mô tả được một số chuyển biến quan trọng về xã hội ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

2. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Học sinh chứng minh được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

3. Vương quốc Cham-pa

Học sinh biết được hoạt động kinh tế chủ yếu và cơ sở ra đời của hệ thống chữ viết cổ của cư dân Cham-pa

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

1

10%

4. Chương 5: nước trên Trái Đất

Biết được diện tích của lục địa và đại dương.

Nêu khái niệm thủy quyển..

Hiểu được tầm quan trọng của nước sông, hồ ngầm và băng hà

Trình bày được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

Trình bày được nguyên nhân làm nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5%

1/2

1

10%

2

1

10%

1/2

1

10%

1

1

10%

5

4.5

45%

5. Chương 6: Đất và sinh vật trên trái đất

Trình bày được vai trò của lớp đất đối với sinh vật

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

4. Chương 7: Con người và thiên nhiên

Biết quy mô dân số thế giới

Biết quy mô dân số thế giới xu hướng thay đổi trong thời kì 1804-2023

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5%

1

1

10%

2

1.5

15%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

4+1+1/2

4

40%

2+1+1/2

3

30%

2

2

20%

1

1

10%

12

10

100%

Đề thi học kì 2 LSĐL 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 6

Thời gian làm bài: 60 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm

Câu 1: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là

A. sản xuất nông nghiệp.

B. khai thác thủy - hải sản.

C. sản xuất thủ công nghiệp.

D. buôn bán qua đường biển.

Câu 2: Chữ viết cổ của cư dân Cham-pa ra đời trên cơ sở hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Pa-li.

D. Chữ La-tinh.

Câu 3: Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

A. Du lịch.

B. Thủy sản.

C. Giao thông.

D. Khoáng sản.

Câu 4: Năm 1999 dân số thế giới khoảng

A. 4 tỉ người.

B. 5 tỉ người.

C. 6 tỉ người.

D. 7 tỉ người.

Câu 5: Trên Trái Đất, đại dương chiếm gần

A. 1/4 diện tích.

B. 1/3 diện tích.

C. 1/2 diện tích.

D. 3/4 diện tích.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của băng hà?

A. Cung cấp nước cho các dòng sông.

B. Cung cấp phù sa bồi đắp đồng bằng.

C. Góp phần điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất.

D. Là một lượng nước ngọt quan trọng trong tương lai.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Em hãy xác định những chuyển biến về xã hội Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

Câu 2: (1 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ những điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền?

Câu 3: (1 điểm) Lớp đất có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

Câu 4: (1 điểm) Nguồn nước ngọt ở một số nơi đang bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tìm một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở địa phương em?

Câu 5: (1 điểm) Em hãy cho biết tình hình dân số thế giới?

Câu 6: (2 điểm) Nêu khái niệm thủy quyển? Trình bày các thành phần chủ yếu của thủy quyển?

…HẾT…

Xem đáp án trong file tải về

Đánh giá bài viết
12 4.291
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Địa lí

    Xem thêm