Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 7 bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương CD

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Địa 7 bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương CD bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương

Câu hỏi trang 142 SGK Địa lí 7: Hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương.

Lời giải:

Có 2 bộ phận ở Châu Đại Dương gồm:

- Nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam là lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Châu Đại Dương còn có hệ thống các đảo và quần đảo: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-đi, nhóm đảo san hô Mi-crô-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-đi, quần đảo Niu Di-len.

Câu hỏi 1 trang 143 SGK Địa lí 7: Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa như sau:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm ở bán cầu Nam, lục địa Ô-xtrây-li-a có đường chí tuyến nam chạy ngang qua lãnh thổ.

+ Ô-xtrây-li-a tiếp giáp Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.

- Về hình dạng: Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4000 km.

- Về kích thước: Nước có diện tích nhỏ nhất trên thế giới chính là lục địa Ô-xtrây-li-a với diện tích chỉ gần 7,7 triệu km².

2. Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a

Câu hỏi 2 trang 143 SGK Địa lí 7: Đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương?

Lời giải:

Châu Đại Dương có đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo như sau:

- Châu Đại Dương có quần đảo Niu Di-len và các nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô.

- Tuy có nhiều các đảo và quần đảo nhưng chúng không giàu có về tài nguyên khoáng sản.

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hòa ngoại trừ quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương.

- Hình thành rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới trên các đảo và quần đảo.

- Có nguồn lợi hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng ở vùng biển nhiệt đới.

Câu hỏi trang 144 SGK Địa lí 7: Xác định các khu vực địa hình và sự phân bố khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

- Có 3 khu vực địa hình chính ở lục địa Ô-xtrây-li-a gồm:

+ Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển ở vùng núi phía đông.

+ Ba hoang mạc lớn là hoang mạc Lớn, hoang mạc Vic-to-ri-a Lớn và hoang mạc Ghip-sơn ở vùng cao nguyên phía tây.

+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đac-linh ở phía nam.

- Các tài nguyên khoáng sản bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì, kẽm, ni-ken, đồng, thiếc, vàng, bạc, kim cương và các loại đá quý. Do đó có thể thấy tài nguyên khoáng sản ở đây giàu có và phong phú.

Câu hỏi 1 trang 145 SGK Địa lí 7: Hãy phân tích đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

Đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a như sau:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.

- Có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc ở đại bộ phận phía tây và trung tâm lục địa do tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.

- Ở phía bắc của lục địa có khí hậu nhiệt đới, ở phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt và ở phía đông nam của lục địa có khí hậu ôn đới phân bố.

Câu hỏi 2 trang 145 SGK Địa lí 7: Những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm?

Lời giải:

- Tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a có những nét đặc sắc như:

+ Với nhiều loài đặc hữu quý hiếm, tài nguyên sinh vật rất đa dạng.

+ Là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới nhưng nơi đây phần lớn diện tích là hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Thú có túi như Kang-gu-ru và Cô-a-la, thú mỏ vịt và đà điểu là các loài động vật tiêu biểu ở đây.

+ Bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa là một số loài thực vật đặc hữu.

- Do có khí hậu phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và lục địa Ô-xtrây-li-a cách biệt với phần còn lại của thế giới nên Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 145 SGK Địa lí 7: Vì sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Lời giải:

Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn vì:

- Diện tích của hầu hết lục địa thuộc đới nóng.

- Phải chịu tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a là đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 145 SGK Địa lí 7: Hãy thu thập thông tin về một số loài động vật và thực vật tiêu biểu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

Kang-gu-ru

Đây là một động vật đặc trưng của hoang mạc Ô-xtrây-li-a, nó có thể di chuyển rất xa tới 2 000 km để tìm thức ăn. Số lượng Kangaroo đang nhiều gần gấp đôi số lượng người dân sinh sống tại Úc

Kang-gu-ru có thể chịu nóng rất tốt nhờ bộ lông dày, màu nhàn nhạt, phản xạ ánh sáng mặt trời. Nhờ đó nó luôn mát mẻ, dễ chịu. Đôi khi nhiệt độ quá cao nó nằm nghỉ dưới bóng cây, thở gấp như chó để tỏa nhiệt và đợi khi chiều muộn hay đêm xuống đi kiếm mồi. Nó ăn các loại hoa và cây nhỏ.

Chuột túi Úc, được biết đến là loài chuột duy nhất nhảy bằng 2 chân sau để di chuyển. Những chú chuột túi là một trong những loài động vật sở kích thước cơ thể vô cùng lớn. Khi trưởng thành một con chuột Úc dài khoảng 85- 105 cm.

Chưa tính đến phần đuôi, chỉ tính phần thân của chuột túi. Phần đuôi của chuột túi thường rất dài, chiều dài dao động trong khoảng từ 65 đến 85cm. Trung bình cân nặng của Kangaroo cái chỉ dao động từ 18 – 40kg, trong khi đó con đực có thể nặng từ 55 – 90kg.

Chuột túi có phần đầu gần giống với nai và hươu, không giống với bất cứ loài chuột nào khác. Chúng có phần mõm khá vuông lớn, hàm răng đề, mũi có màu đen nhánh. Đôi mắt to tròn thường có màu đen hoặc màu nâu (mắt của chúng có thể nhìn trong tầm 300 độ).

Đôi tai của chúng thường dựng đứng và khá to. Chuột túi Úc có thân hình rất chắc và tương đối to. Chúng có 4 chi, 2 chi sau dài còn hai chi trước ít phát triển nên ngắn hơn.

Ở mỗi chi có móng vuốt nhỏ và có những ngón nhỏ. 2 chi sau của chúng có bàn chân giống với con người thường rất lớn, cũng có móng và ngón chân để chúng giữ thăng bằng tốt hơn. Phần đuôi của chuột túi thường tròn và khá to.

----------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Địa lí 7 bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương CD. Để tham khảo thêm lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải bài tập Địa lí 7 trên VnDoc nhé. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, luyện giải Địa 7, chuẩn bị cho những bài học trên lớp được tốt hơn.

Ngoài Soạn Địa 7 Cánh diều, mời các bạn tham khảo tài liệu sách Cánh diều khác như Toán 7, Ngữ văn 7, Lịch sử 7, ... được VnDoc cập nhật liên tục giúp các em có sự chuẩn bị và làm quen với chương trình học sách mới sắp tới.

Đánh giá bài viết
1 103
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 20/08/22
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 20/08/22
      • Hằngg Ỉnn
        Hằngg Ỉnn

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 20/08/22

        Địa lí 7 CD

        Xem thêm