Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Địa 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất CTST

Giải Địa 10 CTST Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

I. Sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ

Câu hỏi trang 67 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ.

- Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.

Giải Địa 10 Bài 16

Giải Địa 10 Bài 16

Lời giải

Lời giải

* Các nhóm đất chính trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực

Đới khí hậu

Loại đất

Xích đạo

Đất phù sa, đất đỏ nâu đỏ xavan, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao.

Nhiệt đới

Đất phù sa, đất đỏ nâu đỏ xavan, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ vàng (feralit) đen xám nhiệt đới.

Ôn đới

Đất phù sa, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới, đất pốt dôn.

Cực

Đất đài nguyên, băng tuyết.

* Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới

Đới khí hậu

Thảm thực vật

Xích đạo

Rừng mưa nhiệt đới, xavan.

Nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới, xavan, hoang mạc và bán hoang mạc, các kiểu rừng khác và đất không có rừng, rừng nhiệt đới khô, rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa, thảo nguyên.

Ôn đới

Xavan, hoang mạc và bán hoang mạc, các kiểu rừng khác và đất không có rừng, thảo nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, rừng nhiệt đới khô.

Cực

Thảo nguyên, hoang mạc lạnh vùng cực.

* Giải thích: Sự phân bố các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất phù hợp với sự thay đổi nhiệt, ẩm theo kinh tuyến, vĩ tuyến và độ cao.

II. Sự phân bố của đất và sinh vật theo độ cao

Câu hỏi trang 68 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz).

Giải Địa 10 Bài 16

Lời giải

Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

Sườn tây

Sườn đông

Sườn tây

Sườn đông

0-500

Rừng sồi

Thảo nguyên

Đất đỏ cận nhiệt

Đất hạt dẻ và nâu sẫm

500-1000

Rừng dẻ

Rừng dẻ và sồi

Đất nâu sẫm

Đất rừng màu nâu

1000-1500

Rừng dẻ

Đồng cỏ An-pin

Đất nâu sẫm

Đồng cỏ núi cao

1500-2000

Rừng lãnh sam

Đồng cỏ An-pin

Đất pốt dôn

Đồng cỏ núi cao

2000-2500

Đồng cỏ An-pin

Đồng cỏ An-pin

Đất đồng cỏ núi

Đồng cỏ núi cao

2500-3000

Địa y và cây bụi

Địa y và cây bụi

Vách đá, đứt đoạn các đảo đất

Đất sơ đẳng

Trên 3000

Băng tuyết

Băng tuyết

Băng tuyết

Băng tuyết

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất CTST. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CTST, Lịch sử 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 410
Sắp xếp theo

    Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm