Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Tin học 10 Kết nối tri thức bài 25

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Tin học 10 bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 10.

Bài: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 25.1 trang 52 SBT Tin học 10: Biểu thức sau trả lại giá trị gì?

"" in "0123"

A. True.

B. False.

C. Báo lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Toán tử in dùng để kiểm tra một xâu có là xâu con của xâu khác không.

Biểu thức sau trả lại giá trị: True

Câu 25.2 trang 52 SBT Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

"abcde".find('''')

A. -1.

B. 0.

C. 1.

D. Báo lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Lệnh find( ) trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ.

Biểu thức sau trả lại giá trị: 0

Câu 25.3 trang 52 SBT Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

"0123456789".find("012abc")

A. -1

B. 0

C. 1.

D. Báo lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Lệnh find( ) trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ. Do không tìm thấy nên trả về giá trị -1.

Câu 25.4 trang 52 SBT Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

len(" Hà Nội Việt Nam ".split( )).

A. 0.

B. 4.

C. 5.

D. Báo lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Tính độ dài xâu sau khi đã tách kí tự nên lệnh trên trả lại giá trị là: 4

Câu 25.5 trang 52 SBT Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

"Trường Sơn".find("Sơn",4).

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Tìm vị trí xâu “Sơn” trong xâu “Trường Sơn” bắt đầu từ vị trí 4.

Câu 25.6 trang 52 SBT Tin học 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

"Trường Sơn".find("Sơn",8)

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. -1.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Tìm vị trí xâu “Sơn” trong xâu “Trường Sơn” bắt đầu từ vị trí 8.

Từ vị trí 8 không tìm thấy xâu nên trả về giá trị -1.

Câu 25.7 trang 52 SBT Tin học 10: Cho trước xâu kí tự S, viết đoạn chương trình xoá đi các dấu cách thừa trong xâu. Dấu cách thừa là các dấu cách ở đầu, cuối và giữa các từ. Quy định giữa các từ chỉ có một dấu cách. Ví dụ nếu S = " baby table cloud " thì sau khi sửa S sẽ trở thành "baby table cloud".

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

S = " baby table cloud "

A = S.split()

S =" ".join(A)

Câu 25.8 trang 53 SBT Tin học 10: Viết chương trình nhập một xâu là họ tên đầy đủ (gồm họ, đệm, tên) từ bàn phím, sau đó in ra màn hình lần lượt họ, đệm và tên vừa nhập. Ví dụ:

Nhập họ tên đầy đủ: Nguyễn Xuân Quang Lâm

Họ: Nguyễn

Đệm: Xuân Quang

Tên: Lâm

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

hoten = input("Nhập họ tên đầy đủ: ")

A = hoten.split()

ho = A[0]

ten = A[len (A)-1]

dem = " ".join(A[1:len (A)-1])

print("Họ:", ho)

print("Đệm:", dem)

print("Tên:", ten)

Câu 25.9 trang 53 SBT Tin học 10: Cho trước xâu kí tự S và xâu subs. Dùng các lệnh nào để biết được vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu subs trong xâu S?

Trả lời:

Sử dụng lệnh:

S.find(subs)

Câu 25.10 trang 53 SBT Tin học 10: Cho trước xâu kí tự S và xâu substr. Dùng các lệnh nào để biết được vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu substr trong xâu S? Ví dụ nếu S ="123321243212", substr = "12" thì vị trí xuất hiện lần cuối của "12" trong xâu S sẽ là 10. Nếu không thấy sẽ trả về -1,

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

n = len(S)

m = len(substr)

k = -1

for i in range(n-m):

if S.find( substr,i) >= 0:

k = S.find(substr,i)

print(k)

Câu 25.11 trang 53 SBT Tin học 10: Viết chương trình nhập n số nguyên từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách, sau đó in ra màn hình:

- Danh sách số đã nhập trên một hàng ngang.

- Số lớn nhất và chỉ số của số lớn nhất.

- Số nhỏ nhất và chỉ số của số nhỏ nhất.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

str = input("Nhập các số nguyên cách nhau bởi dấu cách:")

A = [int(k) for k in str.split()]

Max, Min = max(A), min(A)

imax = A.index(Max)

imin = A.index(Min)

print(A)

print("Số lớn nhất" , Max, "vị trí:", imax)

print("Số nhỏ nhất" , Min, "vị trí:", imin)

Câu 25.12 trang 53 SBT Tin học 10: Cho trước xâu kí tự S và xâu substr. Viết đoạn chương trình tính số lần lặp của xâu con substr trong xâu S, cho phép chồng lấn của các câu con này. Ví dụ nếu s = "1212133212143212", substr = "121" thì số lần lặp là 4.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

n = len(S)

m = len(substr)

count = 0

k = 0

while S.find(substr,k) >= 0:

count = count + 1

k = S.find(substr,k) + 1

print(count)

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Tin học 10 Kết nối tri thức bài 26

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Tin học lớp 10 bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học 10 Chân trời sáng tạo Tin học lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 36
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 09:33 05/01
    • Bơ

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 09:33 05/01
      • Vợ nhặt
        Vợ nhặt

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 09:34 05/01

        Tin học 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm