Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Kết nối tri thức

Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 kết nối tri thức giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4.

1. Khởi động (trang 41) Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8

Câu hỏi trang 41 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Những câu thơ sau giúp em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

“Hạt gạo làng ta

Có vị phủ sa

Của sông Kinh Thầy"

(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta, in trong Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, 2017)

Lời giải:

- Những câu thơ trên giúp em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

2. Khám phá (trang 41, 44) Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8

1. Dân cư

Câu hỏi 1 trang 41 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Lời giải:

- Dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh và một số dân tộc khác như Mường, Sán Dìu,...

Câu hỏi 2 trang 41 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:

- Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải:

- Nhận xét: Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những khu vực tập trung đông dân cư đông đúc nhất cả nước.Tuy nhiên,dân cư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh:

+ Các tỉnh có mật độ dân số dưới 1000 người/ km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

+ Các tỉnh có mật độ dân số từ 1000 đến 1500 người/ km2 là: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình; Nam Định, Hà Nam.

+ Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội có mật độ dân số trên 1500 người/ km2.

- Giải thích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống, giao thông và sản xuất nên vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.

2. Một số hoạt động sản xuất truyền thống

a) Trồng lúa nước

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy cho biết vùng Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển hoạt động trồng lúa nước.

Lời giải:

- Điều kiện thuận lợi nào để phát triển hoạt động trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:

+ Đất đai màu mỡ;

+ Nguồn nước dồi dào;

+ Người dân giàu kinh nghiệm sản xuất.

Câu hỏi 2 trang 43 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 3, em hãy kể tên một số công việc phải làm khi trồng lúa nước.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải:

- Một số công việc phải làm khi trồng lúa nước là: làm đất; gieo mạ, cấy lúa; chăm sóc lúa và thu hoạch lúa.

b) Nghề thủ công truyền thống

Câu hỏi 1 trang 44 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy kể tên một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Lời giải:

- Một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: nghề làm gốm, sứ; nghề đúc đồng; nghề thêu ren; nghề chạm bạc; nghề dệt lụa; nghề làm nón lá,…

Câu hỏi 2 trang 44 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải:

- Gốm, sứ là các sản phẩm thủ công truyền thống được tạo nên từ đất sét, trải qua quá trình phơi sấy, nung và tráng men.

- Đúc đồng là nghề đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm.

3. Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:

- Mô tả hệ thống đê sông Hồng.

- Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải:

- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:

+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.

+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.

+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.

+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bảo vệ và nâng cấp hệ thống đê là việc làm quan trọng, thường xuyên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.

+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.

+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.

3. Luyện tập (trang 45) Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8

Luyện tập 1 trang 45 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B để tạo thành thông tin hoàn chỉnh và ghi kết quả vào vở.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải:

- Chọn: 1 + d); 2 + e); 3 + a); 4 + b); 5 + c)

4. Vận dụng (trang 45) Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8

Vận dụng trang 45 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sưu tầm hình ảnh về một sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và chia sẻ với các bạn.

Lời giải:

(*) Tham khảo 1:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9

Tham khảo 2:

Người dân đang tham gia lao động- sản xuất nghề làm nón lá.

Trên đây là Giải SGK Lịch sử & Địa lí lớp 4 bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ trang 41 - 45. VnDoc.com hy vọng rằng tài liêu Giải bài tập trên đây sẽ giúp các em học sinh lớp 4 ôn tập kiến thức hiệu quả.

Đánh giá bài viết
14 4.573
Sắp xếp theo

    Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức

    Xem thêm