Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 33 KNTT

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật

a. Cảm ứng ở sinh vật là gì?

Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.

Phản ứng của cây với ánh sáng chiếu từ một phíaPhản ứng của thân cây trầu không với giá thể

Phản ứng của cơ thể người với nhiệt độ

Phản ứng của vịt con đi theo vịt mẹ sau khi nở

Hình 33.1. Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

b. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

- Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

- Ví dụ: Nước hấp thụ nhiệt rất tốt, do đó khi trời nóng, mồ hôi của chúng ta tiết ra hấp thụ nhiệt và bay hơi vào không khí, cơ thể giải phóng bớt nhiệt, nhiệt độ cơ thể được duy trì một cách ổn định.

- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường.

- Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

1.2. Tập tính ở động vật

a. Tập tính là gì?

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Có 2 loại tập tính:

+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...

Tập tính di cưTập tính bầy đàn
Tập tính săn bắtTập tính sinh sản

Một số tập tính ở động vật

b. Vai trò của tập tính

- Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật.

- Nhờ có tập tính, động vật có thể thích nghi với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.

- Ví dụ:

+ Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản để thu hút giới khác để giao phối và sinh sản.

+ Chim tu hú là loài chim có một không hai trong tự nhiên. Thay vì làm tổ, đẻ trứng, ấp và chăm sóc con non như nhiều loài chim khác, chim tu hú mẹ lại đi gửi trứng của mình vào tổ của chim khác (thường là chim chích) và giao trách nhiệm chăm sóc con non cho những con chim mẹ khác loài. Sau khi chim chích đẻ trứng vào tổ từ một đến hai ngày, chim tu hú sẽ tìm cách đẻ trộm trứng của mình vào đó. Kích thước trứng của chim tu hú gần bằng trứng của chim chích, hoa văn cũng giống nhau nên cặp đôi chim chích không nhận ra và vẫn ấp nở bình thường.

Trứng chim tu hú thường nở trước trứng của chim chích. Sau khi nở ra, chim tu hú non đẩy hết các chú chim chích mới nở và những quả trứng chưa kịp nở khỏi tổ nằm độc chiếm nguồn thức ăn từ bố mẹ nuôi.

Chim tu hú

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tập tính là gì? Có những loại nào?

Hướng dẫn giải:

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Có 2 loại tập tính:

+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...

Bài tập 2: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật và động vật?

Hướng dẫn giải:

- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm

- Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 33

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    😅😅😅😅😅😅

    Thích Phản hồi 08:46 12/07
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08:46 12/07
      • Xuka
        Xuka

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 08:46 12/07

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm