Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Thảo Nguyễn Văn học Lớp 5

Viết bài văn tả cây cối lớp 5 hay nhất

Dàn ý và bài văn mẫu Tả cây cối lớp 5

5
5 Câu trả lời
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    Tả cây bằng lăng

    Sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.

    Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh với lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.

    Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

    Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.

    Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.

    Chi tiết tại đây: https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-mot-cay-co-thu-115603

    Trả lời hay
    3 Trả lời 12/07/21
    • Su kem
      Su kem

      Đoạn văn tả cây hoa hồng

      Hoa hồng vàng cũng giống như những bông hoa hồng khác. Nó có một thân nhỏ màu xanh vô cùng cứng cáp như lâu đài cao xa của nàng công chúa Tóc Mây, đỡ lấy bông hoa xinh đẹp. Trên thân là những chiếc gai nhỏ sờ vào hơi ram ráp, xuất hiện trên đó là vài chiếc gai nhọn. Em luôn ví đó là những chàng kị sĩ – người bảo vệ ngọn tháp của công chúa hoa hồng vàng khỏi những kẻ có ý đồ xấu với nàng.

      Một chiếc đài nho nhỏ được tạo nên bởi bốn chiếc lá dài mảnh, yểu điệu như những hoa văn, họa tiết tô điểm cho vẻ đẹp của nàng công chúa. Màu xanh hơi đậm vô cùng đặc trưng tôn lên thêm màu vàng kiêu sa. Đẹp nhất vẫn chính là bông hoa hồng màu vàng.

      Bông hoa ban đầu chỉ là nụ hoa nho nhỏ, những cánh hoa cuộn mình vào, bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng bên trong. Chúng hơi nhọn lên như muốn kiêu sa mà đón nhận lấy tinh hoa của đất trời, của nắng, của gió… để rồi từ đó qua thời gian, những cánh hoa dần hé mở, cánh hoa này xếp so le với cánh hoa kia, tạo thành một vẻ đẹp hài hòa mà không kém phần hấp dẫn

      Trả lời hay
      3 Trả lời 12/07/21
      • Đường tăng
        Đường tăng

        bạn cần tả cây gì?

        Trả lời hay
        3 Trả lời 12/07/21
        • Bơ

          tả cây hoa, cây cổ thụ, cây non, cây ăn quả,.... nhiều cây lắm, hahahahahhaah

          Trả lời hay
          3 Trả lời 12/07/21
          • Captain
            Captain

            Dàn bài chi tiết đây

            1. Mở bài: giới thiệu cây cần miêu tả.

            • Đó là cây gì? Mọc ở đâu?
            • Ấn tượng của bạn về cây đó.

            (Chú ý, phần mở bài nên ngắn gọn, không nên giới thiệu lòng vòng. Nếu có thể, bạn nên trực tiếp miêu tả cây ngay từ những dòng dồng tiên để thu hút sự chú ý của người đọc).

            2. Thân bài:

            a. Miêu tả tổng quát và chi tiết đặc điểm của cây:

            - Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng,….(Có thể so sánh với các cây khác có ở xung quanh hoặc cây mà bạn biết).

            - Miêu tả chi tiết từng bộ phận cây. Đối với bài miêu tả cây cối bạn nên theo trật tự từ dưới lên trên (từ gốc rễ đến hoa lá). Trật tự này phù hợp với cấu trúc cây, xuất phất từ cội nguồn sinh dưỡng (rê) đến cơ quan duy trì giống nòi (quả) là rất hợp lí, lại giúp người đọc dễ hình dung:

            • Gốc và rễ cây.
            • Thân gốc và thân chính.
            • Cành lớn và các nhánh nhỏ.
            • Lá cây và tán lá cây.
            • Hoa, quả, hạt.
            • Mầm non.

            (Chú ý, khi miêu tả bạn phải dùng nhiều tính từ miêu tả, từ láy và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê, nhân hóa, cường điệu để làm cho việc miêu tả thêm phần sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm).

            b. Miêu tả những sinh vật sống trên cây hoặc gắn với cây:

            • Chim chóc, ông bướm, sóc,…
            • Sâu bọ, kiến, các côn trùng khác….

            Miêu tả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên cây:

            • Nắng, mưa, gió, bão, giá rét,…
            • Các tác động của con người: Chăm tưới, bảo vệ, hủy hoại, đốt, đốn hạ).
            • Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người:
            • Cho hoa, bóng mát, gỗ, che chắn,…
            • Ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng,….

            c. Miêu tả các hoạt động và tình cảm của con người đối với cây:

            • Vui chơi, nghỉ mát, thưởng thức hoa đẹp,…
            • Các hoạt động văn hóa.

            c. Kết bài:

            Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống và những hành động (bảo vệ, phát triển, tôn vinh,..) của chúng ta.

            0 Trả lời 12/07/21

            Văn học

            Xem thêm