- Thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN) là thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
- Về mặt kinh tế: công cụ bằng sắt xuất hiện làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và một số nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
- Nhiều nông dân nghèo bị mất ruộng, phải nhận ruộng của đại chủ để cày cấy gọi là nông dân canh hay tá điền, phải nộp địa tô cho địa chủ.
Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tá điền. Quan hệ phong kiến do đó mà xuất hiện.
Sự xuất hiện của công cụ bằng sắt làm cho sản xuất phát triển đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội thay đổi:
- Giai cấp địa chủ chiếm nhiều ruộng đất.
- Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
- Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh gọi là quan hệ sản xuất phong kiến. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN.
- Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà tăng năng xuất lao động. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.
- Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo túng phải nhận ruộng đất để cày cấy và nộp địa tô cho địa chủ hình thành nên giai cấp tá điền.
=> Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ và tá điền được hình thành đánh dấu xã hội phong kiến Trung Quốc cũng được hình thành.