Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học

Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học

Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức môn Lý, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2020 khối A hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập lý: Mắt và các dụng cụ quang học

Bài 1. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết.

Bài 2. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi điều tiết tối đa.

Bài 3. Mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì độ tụ của thủy tinh thể tăng một lượng 2đp. Điểm cực cận cách mắt một khoảng bao nhiêu?

Bài 4. Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm, khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 2 cm. Độ tụ của thủy tinh thể khi mắt điều tiết tối đa là bao nhiêu?

Bài 5. Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 16 mm, Điểm cực cận cách mắt 25 cm.

Tiêu cự của thủy tinh thể khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa bằng bao nhiêu?

Bài 6. Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ ảnh của vật (điểm vàng) dến quang tâm của thủy tinh thể của mắt là 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào?

Bài 7. Mắt một người có cực cân cách mắt 15 cm viễn cách mắt 150 cm. Không đeo kính, cho vật di chuyển từ cực viền đến cực cận, hỏi độ tụ cuả thủy tinh thể tăng hay giảm lượng bao nhiêu?

Bài 8. Một người có điểm cực cận cách mắt Đ = 20 cm, giới hạn nhìn rõ của mắt là 30 cm. Khi mắt chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì độ tụ thủy tinh thể thay đổi bao nhiêu.

Bài 9. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sát mắt để sửa tật cận thị, người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 10. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm, đến 1m. Để nhìn rõ các vật ở xa mà không mỏi mắt,
người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì. Khi đeo kính, người đó nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao xa?

Bài 11. Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 16cm. Tìm tiêu cự của kính cần phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật gần nhất cách mắt một khoảng 24 cm.

Bài 12. Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy đeo sát mắt một kính có tụ số bao nhiêu?

Bài 13. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi mang kính.

Bài 14. Một người khi đeo kính sát mắt có độ tụ 4 đp nhìn thấy các vật cách mắt từ 12,5cm đến 20cm. Hỏi khi không đeo kính người ấy nhìn thấy rõ vật nằm trong khoảng nào?

Bài 15. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 100cm đứng trước gương phẳng, cách gương một khoảng d. Để nhìn rõ ảnh của mình trong gương thì d phải có giá trị trong phạm vi nào?

Bài 16. Một người cận thị đeo kính sát mắt có độ tụ –4 đp thì nhìn rõ được các vật từ 25 cm đến vô cực. Nếu chỉ đeo kính –2 đp thì khoảng nhìn như thế nào.

Bài 17. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101 cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa tật cách mắt 1cm để nhìn vật ở vô cực không điều tiết, người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 18. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là bao nhiêu?

Bài 19. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 52cm, đeo một kính có độ tụ +1đp cách mắt 2cm, người này sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 20. Một người cận thị khi đeo kính có tụ số –2,5đp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ cực đại của mắt trong quá trình điều tiết là bao nhiêu.

Bài 21. Mắt thường về già khi điều tiết thì độ tụ của thủy tinh thể biến thiên một lượng 3đp. Hỏi khi người này đeo sát mắt kính 1 đp thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 22. Thủy tinh thể L của mắt có tiêu cự khi không điều tiết là 15,2 cm. Quang tâm của L cách võng mạc 1,5 cm. Người này chỉ có thể đọc sách gần nhất là 40 cm.

a. Hãy xác định khoảng nhìn rõ của mắt
b. Tính tụ số của L khi nhìn vật ở vô cực

Bài 23. Một người nhìn rõ các vật ở xa, nhưng để nhìn vật gần nhất cách mắt 27cm người đó đeo kính 2,5 đp kính cách mắt 2cm. Khi không đeo kính người đó nhìn vật gần nhất cách mắt một đoạn là bao nhiêu.

Bài 24. Mắt của một nguời cận thị có điểm cực viễn cách mắt 20cm.

a. Để sửa tật này nguời đó phải đeo kính gì và có độ tụ băng bao nhiêu để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà không phải điều tiết.
b. Nguời này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không có kính cận mà sử dụng một thấu kính phân kì có tiêu cự 15cm. Để đọc thông báo trên mà không điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kì cách mắt bao nhiêu?

Bài 25. Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm.

a. Mắt bị tật gì? Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu. Kính đeo sát mắt.
b. Điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính nhìn thấy điểm gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu. Kính vẫn đeo sát mắt.

Bài 26. Mắt viễn chỉ có thể nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm. Kính đeo sát mắt.

Bài 27. Một mắt không có tật có quang tâm thủy tinh thể nằm cách võng mạc một khoảng bằng 1,6 cm. Hãy xác định tiêu cự và độ tụ của mắt đó khi

a. Mắt không điều tiết
b. Mắt điều tiết để nhìn rõ một vật đặt cách mắt 20cm.

Bài 28. Một người có mắt bị viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm.

a. Người này đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 1,5 dp thì đọc được sách ở gần nhất cách mắt bao nhiêu?
b. Nếu đeo kính có tiêu cự 28,8 cm thì để đọc sách gần nhất cách mắt 20 cm, cần đeo kính cách mắt bao xa.

Bài 29. Một mắt cận thị có khoảng thấy rõ dài nhất là 12cm.

a. Khi mắt không điều tiết thì độ tụ của mắt là 62,5 điốp. Hãy tính khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc của mắt.
b. Biết rằng khi mắt điều tiết tối đa thì độ tụ của nó là 67,5 điốp. Hãy xác định khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt.

Bài 30. Một mắt cận thị khi về già chỉ nhìn rõ vật từ 40cm đến 80cm.

a. Để nhìn rõ các vật ở xa cần đeo kính sát mắt số mấy? khi đó cận điểm cách mắt bao nhiêu?
b. Để đọc sách đặt cách mắt 25cm cần đeo kính sát mắt số mấy? khi đó viễn điểm cách mắt bao nhiêu?
c. Để đọc sách mà không phải bỏ kính ra thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi phần kính dán thêm có độ tụ bao nhiêu?

Bài 31. Một người đứng tuổi có khả năng nhìn rõ những vật ở xa khi mắt không điều tiết, nhưng để nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2 điốp cách mắt 2cm. Xác định khoảng nhìn rõ ngắn nhất khi mắt không đeo kính. Nếu đưa kính vào sát mắt thì người ấy thấy được vật xa mắt nhất bao nhiêu?

Bài 32. Một người đeo kính có độ tụ D = 2 đp sát mắt thì có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt từ 25cm đến 1m.

a. Hỏi khoảng cách từ điểm cực cận và cực viễn tới mắt người đó khi không đeo kính bằng bao nhiêu.
b. Xác định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể từ trạng thái không điều tiết tới trạng thái điều tiết tối đa.

Bài 33. Một người mắt thường có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ 10đp. Kính sát mắt. Số bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng ở cực cận là bao nhiêu.

Bài 34. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành kính ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), số bội giác thu được là G = 3,3. Vị trí điểm cực viễn của mắt người đó cách mắt một khoảng bao nhiêu?

Bài 35. Một kính lúp có độ tụ +12,5đp, một người mắt tốt (Đ = 25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp. Kính sát mắt. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết

Bài 36. Một kính lúp trên vành có ghi X2,5. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 40/3 (cm) quan sát ảnh của vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát kính. Số bội giác của kính là bao nhiêu?

Bài 37. Một người nhìn rõ các vật từ 25 cm đến vô cực quan sát các vật nhỏ bằng kính lúp 10 đp, mắt sát kính. Độ bội giác của ảnh nằm trong khoảng nào

Bài 38. Một người cận thị có OCC = 15 cm, ghới hạn nhìn rõ của mắt là 35 cm, quan sát vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự f = 5 cm, mắt sau kính 10 cm. Hãy xác định phạm vi quan sát vật qua kính lúp

Bài 39. Mắt thường có OCC = 20 cm dùng kính lúp f = 4 cm quan sát vật nhỏ. Nếu mắt đạt tại tiêu điểm của kính lúp thì phạm vi ngắm chừng như thế nào?

Bài 40. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn cách mắt 40 cm. Người đó quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự 10 cm, kính đặt sát mắt. Số bội giác của ảnh biến thiên trong khoảng nào

Bài 41. Một kính lúp có tiêu cự 4cm. Một người cận thị quan sát vật nhỏ qua kính lúp (mắt đặt cách kính 5 cm) có phạm vi ngắm chừng từ 2,4cm đến 3,75cm. Mắt một người quan sát có giới hạn nhìn rõ trong khoảng nào.

(Còn tiếp)

Đáp án bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học

Bài 1. 1,5 cm

Bài 2. 14,15 mm

Bài 3. 50 cm

Bài 4. 54 Đp

Bài 5. 16 mm và 15 mm

Bài 6. 66,7 đp ≤ D ≤ 71,7 đp

Bài 7. Tăng 6 đp

Bài 8. 4 đp

Bài 9. 16,7 cm

Bài 10. 14,3 cm

Bài 11. –48 cm

Bài 12. 2,5 đp; 50 đp

Bài 13. 14,3cm đến 100cm

Bài 14. 25cm ≤ d ≤ 100cm

Bài 15. 7,5cm ≤ d ≤ 50cm

Bài 16. 16,67 cm đến 50 cm

Bài 17. 18,65 cm

Bài 18. –2 đp

Bài 19. 33,3 cm

Bài 20. 4,16 đp

Bài 21. 25 cm

Bài 22. 21,4 cm đến ∞; 6,58 đp

Bài 23. 68,7 cm

Bài 24. a. phân kì, –5 đp; b. 10 cm

Bài 25. –2 điôp; 12,5cm

Bài 26. 1,5 đp

Bài 27. 62,5 đp; 67,5 đp

Bài 28. 28,57 cm; 2cm

Bài 29. 1,85 cm; 7,44 cm

Bài 30. –1,25 đp; 80 cm; –3 đp

Bài 31. 52 cm; 25,5 cm

Bài 32. 6,67 cm đến 33,3 cm; 12 đp

(Còn tiếp)

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 6.978
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 11

    Xem thêm