Biên bản góp ý dự thảo Thông tư thay thế thông tư 25/2020

Góp ý dự thảo Thông tư thay thế thông tư số 25 2020 tt bgdđt

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐTngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dưới đây, VnDoc.com xin gửi đến bạn mẫu Biên bản v/v Góp ý dự thảo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT.

Biên bản Góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25

TRƯỜNG ...................................

Tổ: .............................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày 26 tháng 10 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP KHỐI GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ THAY THẾ

THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

QUY ĐỊNH LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO GIỤC PHỔ THÔNG

VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

I. Thời gian - Địa điểm:

Vào lúc 14h 00 ngày 26/10/2023 (thứ 5) tổ khối triển khai kế hoạch họp góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

II. Thành phần:

Các thành viên trong tổ khối: ..... GV; Có mặt: .... vắng: 0

Chủ tọa: ................................

Thư kí: ................................

III. Nội dung:

Đồng chí ................................ - Khối trưởng triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

- Góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

So với Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT thì Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa có 6 điểm mới đáng chú ý:

1. Thứ nhất, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của các trường do hiệu trưởng thành lập, mỗi trường là một hội đồng.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo Thông tư nêu rõ, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Như vậy là hợp lí, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa". Việc để Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa là tạo ra bất cập như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách.

2. Thứ hai, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn.

- Phân tích ưu điểm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh mỗi vùng miền không giống nhau. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm bắt rất rõ tâm lý, năng lực của từng học sinh và là người tiếp cận trực tiếp các bộ sách giáo khoa, vì vậy thầy cô sẽ chọn lọc những nội dung kiến thức phù hợp để giảng dạy cho các em.

Giáo viên chính là kênh tham mưu quan trọng cho Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đưa ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa sáng suốt nhất.

3. Thứ ba, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ:

(1) Hội đồng xây dựng kế hoạch;

(2) Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa;

(3) Hội đồng đánh giá việc lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa;

(5) Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Nội dung dự thảo Thông tư quy định giáo viên có một khoảng thời gian khá dài (chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn) để đọc, nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí.

- Phân tích ưu điểm:

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ, không mang tính hình thức, đảm bảo tính khoa học, tạo điểu kiện về thời gian để giáo viên có thể nghiên cứu kĩ nội dung SGK, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.

4. Thứ tư, dự thảo Thông tư bỏ nội dung: "Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Thay vào đó là nội dung: "Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này (dự thảo)".

- Phân tích ưu điểm:

Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Quy định này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các quy định (khoản 1, 2 và 3 Điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu nhưng toàn bộ kết quả lựa chọn có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo.

* Một số góp ý:

- Đối với Thông tư mới cần thay đổi khoản a, d mục 2 điều 7 cho phù hợp với thực tế (có bảng tổng hợp đính kèm)

Các thành viên trong khối đều nhất trí với nội dung đã triển khai. Buổi sinh hoạt khối tháng 9 kết thức vào lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

CHỦ TỌA

THƯ KÍ

Trên đây là Mẫu biên bản góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông số 25 2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo. VnDoc.com hy vọng rằng Biểu mẫu Góp ý trên đây sẽ giúp ích cho các địa phương, nhà trường.

Đánh giá bài viết
3 595
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm