Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biểu đồ tương đồng (Interrelationship digraph)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Biểu đồ tương đồng (Interrelationship digraph) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm và tác dụng

Công cụ này được thiết kế nhằm lấy ra một ý kiếm hoặc một vấn đề trung tâm và vẽ ra bản đồ liên kết logic hoặc liên kết thứ tự giữa các yếu tố có liên quan. Trong khi điều này vẫn đòi hỏi một quá trình rất sáng tạo, sơ đồ quan hệ tương tác bắt đầu thể hiện ra các liên kết logic xuất hiện ở biểu đồ quan hệ.

Trong khi thiết kế, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, rõ ràng sẽ là không đủ nếu chỉ đưa ra một loạt ý kiến. Biểu đồ quan hệ cho phép thể hiện rõ một số mô hình sáng tạo có tổ chức nhưng biểu đồ tương đồng thì làm cho các mô hình logic trở nên rõ ràng. Sơ đồ này dựa trên nguyên lý mà người Nhật thường xuyên áp dụng, xét đến sự xuất hiện ý kiến một cách tự nhiên. Do vậy, công cụ này bắt đầu từ một khái niệm trung tâm, dẫn tới việc đưa ra một số lượng lớn các ý kiến và cuối cùng tới sự phác họa mô hình được xem xét. Đối với một số người, điều này có vẻ giống như bói toán, nhưng nó làm việc thực sự tốt. Giống như biểu đồ quan hệ, biểu đồ tương đồng cho phép các ý kiến và các mối liên quan không dự đoán trước được thể hiện rõ.

Biểu đồ tương tác thích ứng với cả vấn đề vận hành đặc biệt và các câu hỏi về tổ chức nói chung. Ví dụ, cách sử dụng cổ điển tại Toyota tập trung vào tất cả các yếu tố đằng sau sự xây dựng một hệ thống “bảng thông báo” như một phần của chương trình JTI của họ. Mặt khác, nó cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề nằm bên dưới việc nhận được hỗ trợ cho TQM từ lãnh đạo cấp cao nhất.

Tóm lại, biểu đồ quan hệ tương đồng nên được sử dụng khi:

Một vấn đề đủ phức tạp mà khó xác định quan hệ tương tác giữa các ý kiến.

- Trình tự chính xác của các hành động quản lý là có tính quyết định.

- Có cảm giác hoặc nghi ngờ rằng vấn đề đang được tranh luận chỉ là một triệu chứng.

- Có nhiều thời gian để hoàn thành các quá trình lặp cần thiết và xác định nguyên nhân và hậu quả.

Biểu đồ quan hệ tương đồng có thể được sử dụng một mình, hoặc sử dụng sau biểu đồ quan hệ làm đầu vào.

Trình tự xây dựng biểu đồ quan hệ tương đồng

Bước 1: Đưa ra một thông cáo rõ ràng mô tả vấn đề cốt lõi cần tranh luận. Ghi thông cáo này lại trên một thẻ và gắn nó lên tường hoặc đặt trên bàn, ở giữa một tờ giấy lớn. Đánh dấu thẻ này theo một cách nào đó để nó có thể được dễ dàng xác định là ý kiến trung tâm, ví dụ sử dụng khoanh tròn kép quanh chữ.

Bước 2: Đưa ra các nội dung hoặc các vấn đề có liên quan. Điều này có thể thực hiện theo cách trí tuệ tập thể mở rộng, hoặc có thể lấy trực tiếp từ một biểu đồ quan hệ. Đặt mỗi ý kiến vào một thẻ và đặt các thẻ xung quanh thẻ ý kiến trung tâm.

Bước 3: Sử dụng các mũi tên để chỉ ra những nội dung nào có liên quan và cái gì dẫn đến cái gì. Tìm tất cả các quan hệ có thể có giữa các nội dung.

Bước 4: Tìm các mẫu mũi tên để xác định các yếu tố hoặc nguyên nhân mấu chốt. Ví dụ, nếu một thẻ có bảy mũi tên từ nó đi đến các nội dung khác, ý kiến trên thẻ đó là một yếu tố hoặc nguyên nhân mấu chốt. Đánh dấu các khu vực mấu chốt này lại, ví dụ có thể sử dụng chữ nhật kép.

Bước 5: Sử dụng các yếu tố mấu chốt trên một biểu đồ hình cây cho phân tích tiếp theo. Sau đây là 1 ví dụ về biểu đồ quan hệ tương đồng

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Biểu đồ tương đồng (Interrelationship digraph) bao gồm khái niệm, đặc điểm, tác dụng và trình tự xây dựng biểu đồ quan hệ tương đồng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Biểu đồ tương đồng (Interrelationship digraph). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
3 114
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm