Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức kiểm tra

VnDoc xin giới thiệu bài Các hình thức kiểm tra được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Các hình thức kiểm tra rất đa dạng và có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như quá trình hành động, theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra, theo tần suất của các cuộc kiểm tra, theo chủ thể tiến hành kiểm tra.

1. Theo quá trình hoạt động

Theo tiêu chí này, kiểm tra bao gồm những dạng cơ bản đó là:

- Kiểm tra trước hoạt động: Hình thức kiểm tra này dùng để đảm bảo nguồn lực cần thiết cho một hoạt động nào đó đã được ghi vào ngân sách và được chuẩn bị đầy đủ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và đến nơi quy định.

- Kiểm tra trong hoạt động: Là theo dõi các hoạt động đang diễn ra để đảm bảo chắc chắn rằng mọi cái đều hướng đến các mục tiêu. Những tiêu chuẩn chỉ đạo hoạt động đang diễn ra được rút ra từ những phần mô tả công việc và từ những chính sách được hình thành từ chức năng lập kế hoạch. Việc kiểm tra trong hoạt động được thực hiện chủ yếu bằng những hoạt động giám sát của những nhà quản trị.

- Kiểm tra sau hoạt động: Là hình thức kiểm tra, đo lường kết quả cuối cùng của hoạt động

2. Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra

Theo cách phân loại này, có các hình thức kiểm tra cơ bản đó là:

- Kiểm tra toàn bộ: Nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp một cách tổng thể

- Kiểm tra bộ phận: Là kiểm tra đối với từng lĩnh vực, bộ phận, phân hệ cụ thể của doanh nghiệp

- Kiểm tra cá nhân: Kiểm tra đối với những con người cụ thể trong doanh nghiệp

3. Theo tần suất của các cuộc kiểm tra

Với cách phân loại này, chúng ta có các loại kiểm tra đó là:

+ Kiểm tra đột xuất: Là kiểm tra không theo định kỳ định sẵn

+ Kiểm tra định kỳ: Là kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch đã định trong từng thời gian và tập trung vào một số chức năng quản trị

+ Kiểm tra liên tục: Là giám sát thường xuyên trong mọi thời điểm, với mọi cấp, mọi đối tượng, mọi khâu và mọi nội dung kiểm tra

4. Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm tra

- Kiểm tra của lãnh đạo tổ chức: Người lãnh đạo phải có trách nhiệm kiểm tra trong phạm vi mình quản lý.

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất trong tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất về sự thành công hay thất bại của tổ chức. Những chức năng của cơ bản của Hội đồng quản trị là chức năng chiến lược, tổ chức và kiểm tra. Để có tạo điều kiện thực hiện công tác kiểm tra, Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ sau: Phê duyệt, thông qua hệ thống mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho toàn bộ tổ chức làm cơ sở để so sánh, đánh giá kết quả kiểm tra; Quy định rõ thẩm quyền, chế độ trách nhiệm của Hội đồng quản trị, của chủ tịch hội đồng, quy định mối liên hệ giữa hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc trong việc thực hiện kiểm tra; Phê duyệt những nội dung và phạm vi kiểm tra trong từng thời kỳ ở tổ chức; Phê duyệt, thông qua hệ thống tổ chức thực hiện việc kiểm tra các lĩnh vực hoạt động cho các cấp, các bộ phận trong tổ chức theo những mục đích, yêu cầu cụ thể; Phê duyệt, thông qua các dự án tổ chức trang bị phương tiện, dụng cụ kiểm tra cho các bộ phận, cá nhân thực hiện kiểm tra; Phê duyệt, thông qua chế độ thưởng phạt tinh thần, vật chất đối với các bộ phận, cá nhân thực hiện kiểm tra; Ra các quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Triệu tập hội đồng, bổ nhiệm các giám đốc, xây dựng các bản quyết toán.

Giám đốc điều hành của tổ chức có trách nhiệm: Tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình; Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc cơ quan quản trị cấp trên thuộc trách nhiệm của cơ quan đơn vị mình; Tạo điều kiện cho ban thanh tra nhân dân trong cơ quan.

Chủ sở hữu: Về mặt lý thuyết các hội viên có quyền sinh, quyền sát, có quyền bãi miễn sau khi bổ nhiệm các vị lãnh đạo của doanh nghiệp. Về chức năng kiểm tra của họ có những quyền chủ yếu sau: Quyền được thông tin về các sổ sách kế toán và các chương trình kế hoạch hoạt động của tổ chức; Quyền được kiểm tra: Mọi hội viên được tham gia bàn bạc, quyết định những vấn đề có liên quan đến lợi ích chung của tổ chức; Các hội viên trong hội đồng được biểu quyết về những vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của tổ chức; Kiểm tra tình hình quản trị, sử dụng vốn của tổ chức như các khoản chênh lệch vốn khi đánh giá lại, các khoản vốn dự trữ, các khoản vốn đầu tư, các khoản thế chấp theo luật định; Có quyền kiểm tra việc chuyển nhượng vốn cũng như kiểm tra việc tham gia hoặc không tham gia vào tổ chức của các hội viên.

- Kiểm tra của người trực tiếp thực thi nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu của việc hoàn thành nhiệm vụ mà người thi hành nhiệm vụ tiến hành tự kiểm tra. Bên cạnh việc tự kiểm tra mình thì người thực thi nhiệm vụ còn kiểm tra các vấn đề có liên quan khác như: Kiểm tra việc thực hiện chế độ trả công, thù lao, sử dụng lao động, bồi dưỡng... theo quy định cho người làm công trong doanh nghiệp; Đòi hỏi giám đốc theo định kỳ (quý, năm) phải có thông báo qua hội đồng quản trị cho người làm công biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh về doanh số, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thông qua hội đồng quản trị, người làm công phải được thông tin về mọi vấn đề có liên quan đến tình hình tổ chức, quản trị và sự phát triển của doanh nghiệp; Tổ chức ban thanh tra nhân dân làm nhiệm vụ phát hiện ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm pháp luật, phản ánh ý kiến của người lao động với lãnh đạo doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

- Kiểm tra của cán bộ chuyên trách: Đây là những cán bộ chuyên nghiệp trong việc kiểm tra. Họ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các nội dung mà người lao động cũng như quản lý trực tiếp của họ đã tiến hành nhằm khẳng định chắc chắn không có những sai sót nào có thể cho qua gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tổ chức. Cán bộ chuyên trách là những người được bầu ra, được bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức kiểm tra về đặc điểm của các hình thức mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm tra, mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra, tần suất của các cuộc kiểm tra, quá trình hoạt động..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức kiểm tra. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 5.493
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm