44. Hoa Thiên Vũ Lịch Sử

Để thuận tiện cho việc tiêu dùng Hồ Quý Ly có sự thay đổi nào trong lĩnh vực tài chính?

Câu 6:

Câu 7; *Bên cạnh những tiến bộ thì những cải cách của Hồ Quý Ly còn những hạn chế gì trong việc cải tổ hàng ngũ quan lại?

3
3 Câu trả lời
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    Bạn tham khảo thêm nhé: https://vndoc.com/hay-neu-nhung-mat-tien-bo-va-han-che-cua-cai-cach-ho-quy-ly-261259

    Trả lời hay
    2 Trả lời 13/02/23
    • Đen2017
      Đen2017

      Phát hành tiền giấy

      Năm 1396, Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”. Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: “Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng biển, tờ một tiền vẽ mây, tờ hai tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng” (Đại Việt sử ký toàn thư)

      Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ.

      Sự xuất hiện của tiền giấy đáp ứng yêu cầu trao đổi thuận tiện trên thị trường, thuận tiện cho thương nhân đi buôn bán xa, vừa dễ vận chuyển, giảm nhẹ việc gửi tiền ở các trấn lộ. Mặt khác, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và nhu cầu dùng đồng để chế tạo vũ khí chuẩn bị chống giặc ngoại xâm.

      Chính sách hạn điền

      Chính sách này được ban hành vào năm Đinh sửu (1397. Theo chính sách hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội.

      Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Đó là những cải cách tiến bộ đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

      Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ ruộng đất bằng chính sách “hạn điền” nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến. Chính sách này đã đánh đúng nền tảng kinh tế quyền uy chính trị của tầng lớp quý tộc. Tuy vậy, chính sách này vẫn ở mức nửa vời vì số đất lấy ra lại tiếp tục bị sung công, biến thành công điền, có tác dụng củng cố chính quyền nhà nước chứ không thực sự nhằm mục đích phát triển kinh tế.

      Chính sách hạn nô

      Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô. Theo đó, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng).

      Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc phong kiến và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương. Điều này cũng có nghĩa là hạn chế nguy cơ phản công giành lại ngôi vua của quý tộc nhà Trần.

      Đổi mới chế độ thuế

      Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng nữa của Hồ Quý Ly là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu. . Tuy chính sách này chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã góp phần kích thích kinh tế nông nghiệp phát triển hơn so với trước.

      Nhìn chung, những cải cách về kinh tế, tài chính của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tích cực, tiến bộ, mang tính thời đại với mong muốn xây dựng một nước cường thịnh. Tư tưởng đổi mới của ông cũng rất đáng trân trọng, đáng tiếc những cải cách của ông chưa mang lại những kết quả như kỳ vọng.

      0 Trả lời 13/02/23
      • Gấu Bắc Cực
        Gấu Bắc Cực

        Ai giúp mình câu 7 với

        0 Trả lời 13/02/23

        Lịch Sử

        Xem thêm