Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 5

Câu hỏi môn Kinh tế vi mô - Chương 5 có đáp án

Kinh tế học vi mô là một ngành chủ yếu của kinh tế học. Bộ Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 5 sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Sản xuất là gì?

Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm).

Câu 2: Khái niệm về công nghệ?

Công nghệ được hiểu là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra.

Câu 3: Doanh nghiệp là gì?

Hãng được hiểu là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận

Câu 4: Phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn?

Ngắn hạn: là khoảng thời gian trong đó quá trình sản xuất có ít nhất một đầu vào là cố định (fixed input) trong khi các đầu vào khác biến đổi (variable inputs).

Dài hạn: là khoảng thời gian trong đó quá trình sản xuất có tất cả các đầu vào đều biến đổi

Câu 5: Hàm sản xuất là gì? Nội dung của hàm sản xuất?

Là số lượng đầu ra tối đa có thể đạt được từ một lượng đầu vào cho trước ở trình độ công nghệ hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định. Q = f (Xi)

Nếu cố định các yếu tố sản xuất khác mà chỉ nghiên cứu, xem xét đến hai yếu tố là lao động và vốn thì chúng ta có hàm sản xuất là: Q = f (K, L)

Hàm sản xuất Cobb-Douglas:

Q = a Kα Lβ,

trong đó:

  • Q = đầu ra
  • L = lao động
  • K = vốn
  • α, β = tỷ trọng của vốn và lao động trong sản xuất.

Câu 6: Khái niệm hiệu suất của quy mô?

Khái niệm hiệu suất của quy mô đề cập tới sự thay đổi của sản lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn.

Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng trên h lần thì đây là trường hợp hiệu suất tăng theo quy mô (đạt tính kinh tế): f (hK, hL) > hf (K, L).

Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng ít hơn h lần thì đây là trường hợp hiệu suất giảm theo quy mô (phi kinh tế): f (hK, hL) < hf (K, L).

Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng đúng h lần thì đây là trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô: f (hK, hL) = hf (K, L).

Đối với hàm sản xuất Cobb – Douglas, tổng các hệ số α và β có thể cho chúng ta biết hiệu suất của quy mô.

Nếu α + β = 1 thì hàm sản xuất phản ánh hiệu suất không đổi theo quy mô;

Nếu α + β < 1 thì hàm sản xuất có hiệu suất giảm theo quy mô;

Nếu α + β > 1 thì hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mô.

Câu 7: Ý nghĩa của việc sản xuất ngắn hạn?

Cho biết mối quan hệ giữa năng suất bình quân (APL) và năng suất cận biên (MPL)

  • Khi số lượng sử dụng lao động tăng lên thì APL tăng và đạt cực đại tạiAPLmax rồi giảm dần.
  • MPL cũng vậy, tăng và đạt cực đại tại MPLmax rồi giảm dần qua điểmAPLmax và bằng không (MPL = 0).
  • Mối quan hệ:
    • Khi MPL > APL thì APL tăng dần + Khi MPL < APL thì APL giảm dần
    • Khi MPL = 0 thì Qmax

Cho phép lựa chọn được một cơ cấu đầu vào một cách tối ưu hơn

Câu 8: Ý nghĩa của chi phí bình quân?

Chi phí cố định (FC) là một trong những cơ sở để hãng quyết định tiếp tục sản xuất hay đóng cửa sản xuất khi so sánh với phần thua lỗ của hãng. Khi thua lỗ lớn hơn chi phí cố định thì hãng sẽ đóng cửa sản xuất.

Tổng chí phí bình quân (ATC) giúp xác định lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm và xác định P, Q hòa vốn của doanh nghiệp.

Chi phí cận biên (MC) và ATC là cơ sở chủ yếu để doanh nghiệp xác định sản lượng tối ưu (Q*).

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) giúp xác định mức giá đóng cửa.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 5. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 594
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm