Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 7

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 7 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức môn học một cách tốt hơn và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Nguyên nhân và mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ (thế kỷ XVII-XVIII)?

Nguyên nhân trực tiếp là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến đã tạo ra những tiền đề chín muồi, dẫn đến xuất hiện tình thế cách mạng làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

Mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản: Lật đổ chế độ phong kiến xác lập chế độ tư bản, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, xác lập chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, tuyên bố các quyền tự do dân chủ.

Câu 2: Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Châu Âu và Bắc Mỹ (thế kỷ XVII-XVIII)?

  • Sự phát triển của công trường thủ công thúc đẩy tập trung sản xuất, mở rộng thị trường, không thỏa mãn nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng lên. Đó là thực tế khách quan chuyển công trường thủ công sang cơ chế tư bản chủ nghĩa.
  • Thông qua hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản, các cuộc vận động thống nhất Đức, Italia, các cuộc cải cách ở Nga, ở Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản sẽ được xác lập và những mâu thuẫn trên sẽ đƣợc giải quyết.
  • Ở Mêđeclan: Đây là cuộc CMTS nổ ra đầu tiên trên thế giới, được lấy làm mốc mở đầu thời cận đại (1566-1579). Sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền ở Hà Lan thuộc về GCTS và tầng lớp quý tộc, công thương nghiệp tiếp tục phát triển.
  • Ở Anh: Trong thế kỷ XVII (1640-1689) cuộc CMTS bùng nổ ở Anh. Quốc hội Anh bao gồm đa số là quý tộc mới và tư sản đã đối đầu với chế độ quân chủ. Sau cách mạng, chế độ quân chủ lập hiến được hình thành ở Anh. Tuy có sự tồn tại của chế độ quân chủ lập hiến nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay quý tộc mới và tư sản.
  • Ở Mỹ: (1774-1787) nhân dân các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ đã nổi dậy chống lại chế độ thuộc địa Anh. Năm 1783, tại Vécxây (Pháp), bằng một hiệp ước hoàn chỉnh Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Dân tộc Mỹ được hình thành với sự ra đời của hợp chủng quốc châu Mỹ (Hoa Kỳ ). Hiến pháp 1787 ra đời, xác nhận Mỹ là nƣớc cộng hòa liên bang.
  • Ở Pháp: (1789-1799), CMTS bùng nổ và thắng lợi, chế độ cộng hòa được xác lập. Cho dù về sau, Napôlêông bằng cuộc đảo chính ngày 09/1/1799 đã thiết lập chế độ độc tài quân sự thì những thành quả mà cách mạng Pháp đã giành được không gì có thể xóa bỏ. Cách mạng đã lật đổ chế độ chuyên chế, mở đường cho CNTB phát triển. Lênin gọi cách mạng Pháp là cuộc cách mạng vĩ đại.
  • Ở Nhật (1868): Cách mạng Minh Trị Duy Tân là sự thắng lợi của giai cấp tư sản về mặt kinh tế khi đã biết điều hòa các yếu tố phong kiến.

Câu 3: Vai trò của CMTS đối với sự ra đời của nền Văn minh công nghiệp?

  • CMTS diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau vô cùng gay go và quyết liệt đã lật đổ chế độ phong kiến xác lập các quốc gia dân tộc tư sản, xác lập địa vị của CNTB trên phạm vi thế giới. Đưa loài người tiến bước vào một nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.
  • CMTS đã thiết lập thể chế DCTS với những nguyên tắc, thể chế tiến bộ, dân chủ, ưu việt hơn hẳn chế độ phong kiến. Những thành quả dân chủ ấy còn là cơ sở để sau này giai cấp vô sản kế thừa xây dựng nền DCVS.
  • CMTS đã để lại những văn kiện nổi tiếng đó là các bản Tuyên ngôn (Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp) và các bản Hiến pháp của Mỹ, của Pháp…, những văn kiện ấy đã trở thành những tài sản quý giá trong kho tàng văn minh văn hóa của loài người.
  • CMTS đã tạo lập môi trường chính trị thuận lợi cho việc tiến hành cách mạng công nghiệp, góp phần chiến thắng tuyệt đối chế độ phong kiến trên lĩnh vực chính trị, kinh tế đã đưa GCTS đi đến chiến thắng tuyệt đối giai cấp phong kiến.
  • Gắn với các cuộc CMTS là những lãnh tụ kiệt xuất của GCTS, linh hồn của các cuộc cách mạng, mà khi thời đại CMTS càng lùi xa, vai trò và đóng góp của họ càng được nhận diện chân xác hơn: Ôlivơ Crômoen (linh hồn của CM Anh), Gioóc Oasinhtơn được mệnh danh Quốc phụ của Mỹ, Rôbetxpie, người được mệnh danh là vì sao sáng nhất trên bầu trời đầy sao của CM Pháp.
  • Tuy nhiên, trên con đường phát triển CNTB vẫn còn những khiếm khuyết, vì thế CMTS chưa phải là cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử và sớm hay muộn thì theo quy luật nó sẽ bị thay thế bởi cuộc cách mạng cao hơn - CMVS.
  • Tóm lại, thế kỉ XVII-XIX, CNTB thắng lợi ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ thúc đẩy khoa học phát triển. Chủ nghĩa thực dân không thể tồn tại mà không cải tiến khoa học kỹ thuật. Cuối trung đại, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Đầu cận đại, máy móc xuất hiện đầu tiên ở Anh, sau đó sang Âu Mỹ, tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp, cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản, là nền công nghiệp lớn.

Câu 4: Ý nghĩa của phát minh máy hơi nước?

Có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất, vì máy do con ngƣời khống chế, di chuyển được nên công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên, tạo điều kiện cho những công xưởng lớn ra đời.

  • Giới tư bản Anh là những người mạnh dạn đi tiên phong trong việc trang bị máy hơi nước. Đầu tiên là những xưởng dệt, xưởng dập rèn… rồi dần dần cả những công trường thủ công đóng tàu, sàng lọc quặng, luyện kim…cũng theo nhau hiện đại hóa. Hằng năm, chỉ riêng nước Anh đã sản xuất thêm hàng trăm cổ mấy hơi nước mà vẫn chưa đủ yêu cầu.
  • Tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần, tốc độ sản xuất nhanh.
  • Máy hơi nước đi đến đâu mang theo sự biến đổi kỳ diệu về mọi mặt đến đó (trong tất cả các lĩnh vực). Sau nƣớc Anh CMCN lan rộng sang các nước khác: Đức, Mỹ và Pháp khỏang những năm 30-40 của thế kỷ XIX, Nga, Nhật khoảng năm 60 của thế kỷ XIX, tuy nhiên các nước đi sau chỉ non nửa thế kỷ đã bước vào giai đoạn hoàn thành, và sau đó tiến rất nhanh, thậm chí vượt qua cả nước Anh, phá vỡ địa vị độc quyền về công nghiệp của Anh.

Câu 5: Những thành tựu về khoa học tự nhiên đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?

Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao. Nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học...,

  • Vật lí, đầu thế kỉ XVIII tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn của Niutơn, nhờ đó hàng loạt vấn đề khoa học được đi sâu và làm sáng tỏ.
  • Hoá học, định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đã đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hoá học.
  • Sinh học cũng có nhiều tiến bộ lớn. Học thuyết Tiến hoá của Đác-uyn (Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Paxtơ (1822 - 1895) giúp chế tạo thành công vắcxin chống bệnh chó dại; công trình của nhà sinh lí học người Nga Páp-lốp (1849 - 1936) với thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh cấp cao…
  • Toán học: Thế kỷ XIX, Lôbasépxki (Nga) đã phát minh ra hình học Ơclít

Câu 6: Những thành tựu về khoa học xã hội cuối thế kỉ XIX -XX?

Học thuyết về lịch sử: Ghidô, Chieri, Maine.

Học thuyết Triết học cổ điển Đức: với các đại biểu xuất sắc Hê ghen và Phơ bách

Học thuyết Kinh tế chính trị học Anh: Ađam xmit và Ricácđô.

Học thuyết Mác do Các Mác và Phri đrích Ăng Ghen soạn thảo.

Câu 7: Thành tựu về Văn học của nền văn minh Công nghiệp?

  • Dòng văn học Ánh sáng nửa đầu thế kỷ XVIII mang tính chất phản phong sâu sắc, có các đại biểu tiêu biểu: Môngtexkiơ, Điđơrô, Vônte.
  • Dòng văn học lãng mạn nửa sau TK XVIII-XIX, phản ánh xã hội tư bản vừa mới hình thành, mô tả những tâm trạng khác nhau của những lớp người trong xã hội. Đại biểu xuất sắc: Vichto Huygô (Nhà thờ Đức bà Pari, những người khốn khổ), Lamáctin (Uy lực của Đạo Cơ đốc), Vinhi (cái chết của con chó sói), Grim (truyện cổ Grim)…
  • Dòng văn học hiện thực, nảy sinh cuối TK XIX- đầu XX, khi CNTB đã hoàn thiện, và bộc lộ đầu đủ những mặt trái của nó, văn học đã khắc họa những nhân vật điển hình của xã hội với đủ mọi hạng ngƣời với những tính cách đa dạng và điển hình. Những đại biểu tiêu biểu: Ban zắc với Tấn trò đời, Xtăng đan với Đỏ và đen, Thác cơ ren với Hội chợ phù hoa, Mắcxim goocki với Người Mẹ, Trái tim Đan cô, Léptônxtôi với Chiến tranh và hòa bình, Đoàn Di gan lên trời,…
  • Dòng văn học Công xã Pari tuy tồn tại rất ngắn ngủi nhưng đã làm nên những kỳ tích: khai sinh ra một dòng văn học mới, văn học Cách mạng với những nhà thơ, nhà văn vừa là chiến sĩ

Câu 8: Thành tựu về Nghệ Thuật của nền văn minh Công nghiệp?

  • Âm nhạc: với những Thiên tài: Mô da (Áo), Bét thô ven , Bách (Đức), Sôpanh (Ba lan), Traicôpxki (Nga),
  • Hội họa cũng phát triển theo hai xu hƣớng lãng mạn và hiện thực với những họa sĩ bậc thầy: Gôia (Tây Ban Nha), Đơclaroa, Cuốcbê (Pháp), Van Gốc (Hà Lan), Picasso (Tây ban nha), Rơnoa (Pháp)…
  • Kiến trúc và điêu khắc với những công trình hài hòa của các phong cách Đông-Tây, thể hiện sức mạnh của thời đại mới như các tòa nhà Quốc hội ở các nước, cổng Khải hoàn môn, cột đồng Văng đôm (ở Pháp), Tượng Thần tự do, Tháp Épphen,… Cung điện Vécxai (1708); Bảo tàng Anh; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri, Pháp)...

----------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 7. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 125
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm