Câu hỏi trắc nghiệm Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT

Trắc nghiệm Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT 

Câu hỏi trắc nghiệm Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT Có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi dành cho các thầy cô tham khảo tìm hiểu để học tập chuẩn bị ôn thi viên chức ngành giáo dục, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp…

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT này có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 và thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDDT với lộ trình áp dụng như sau:

  • Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6.
  • Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10
  • Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11
  • Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12

Câu 1. Mục đích của đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông là?

a) Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học. Dấu tích

b) Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.

c) Cả A và B đều đúng

d) Cả A và B đều sai

Câu 2. Yêu cầu đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông là

a). Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

c) Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

c) Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

d) Tất cả đáp án trên Dấu tích

Câu 3. Đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với học sinh như thế nào?

a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Dấu tích

b) Giáo viên dùng hình thức nói và viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

c) Cả A và B đều đúng

d) Cả A và B đều sai

Câu 4. Đánh giá bằng điểm số được thực hiện như thế nào?

a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.

b) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

c) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Dấu tích

d) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện hoặc học tập của học sinh.

Câu 5. Hình thức Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học nào?

a) Văn học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

b) Toán, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

c) Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Dấu tích

d) Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Câu 6. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức?

a) Đạt, Chưa đạt. Dấu tích

b) Đạt, Không đạt

c) Tốt, Chưa tốt

d) Tốt, Không tốt

Câu 7. Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học nào?

a) Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Dấu tích

b) Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

c) Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

d) Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương

Câu 8. Điểm đánh giá các môn học là?

a) số nguyên được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số

b) số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số

c) số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số Dấu tích

d) số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ hai sau khi làm tròn số

Câu 9. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của mấy lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập?

a) 01 (một) Dấu tích

b) 02 (hai)

c) 03 (ba)

d) 04 (bốn)

Câu 10. Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì mà Môn học có trên 70 tiết/năm học thì chọn bao nhiêu lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học?

a) 02 ĐĐGtx.

b) 03 ĐĐGtx.

c) 04 ĐĐGtx. Dấu tích

d) 05 ĐĐGtx.

Câu hỏi trắc nghiệm Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT bao gồm 10 câu hỏi Có đáp án chi tiết để các thầy cô nắm rõ về Thông tư mới này, chuẩn bị cho các kì thi viên chức, thi giáo viên giỏi.

Ngoài ra, tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên. Các tài liệu tại đây được tải và sử dụng miễn phí, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1.008
Sắp xếp theo

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm