Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện chứng tỏ

Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện chứng tỏ được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến tính chất của H2S. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện chứng tỏ

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

+) Điều kiện của phản ứng trao đổi là sau phản ứng sinh ra chất khí hoặc chất kết tủa hoặc chất điện li yếu

+) Cần thuộc tính chất hóa học của muối sunfua không tan trong axit mạnh

H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4

=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

Đáp án B

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.

B. Axit H2SO4 yếu hơn axit H2S.

C. CuS không tan trong axit H2SO4.

D. Một nguyên nhân khác.

Xem đáp án
Đáp án C

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố

H2SO4 mạnh hơn H2S

CuS bền, không tan trong axit loãng.

Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.

(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là :

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do

A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.

B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

C. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.

D. SO2 là một oxit axit.

Xem đáp án
Đáp án C

SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.

Câu 4. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:

A. cồn.

B. muối ăn.

C. xút.

D. giấm ăn.

Xem đáp án
Đáp án C

Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút vì xút có khả năng phản ứng:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2

(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl

(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 4

B. 3

C. 1 .

D. 2

Xem đáp án
Đáp án B

(a) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

(b) Không phản ứng

(c) FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + H2O + CO2

(d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 (đ, nóng ) → 3Fe2(SO4)3 + SO2 +10H2O

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là 3

----------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện chứng tỏ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 89
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm