Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 12 vòng 1 năm 2012 - 2013 môn Hóa học (Bảng B)

Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 12 vòng 1 năm 2012 - 2013 môn Hóa học (Bảng B).

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI: HÓA HỌC (BẢNG B)

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 23/10/2012

Cho khối lượng mol (gam/mol) các nguyên tố; H=1; C=12; O=16; N=14; P=31; F=19; S=32; Cl=35,5; Br=80; I=127; Na=23; Mg=24; K=39; Ca=40; Ba=137; Zn=65; Fe=56; Cu=64.

Câu 1 (4,0 điểm).

1.1/ X và Y là hai nguyên tố có hợp chất khí với hiđro là XHa, YHa. Trong đó, khối lượng phân tử chất này gấp đôi khối lượng phân tử chất kia. Mặt khác, oxit cao nhất của hai nguyên tố X, Y là X2Ob, Y2Ob và có khối lượng phân tử hơn kém nhau 34 đvC. Biết khối lượng nguyên tử của X nhỏ hơn khối lượng nguyên tử của Y.

a/ Hai nguyên tố X, Y là kim loại hay phi kim?

b/ Xác định tên hai nguyên tố X, Y? Mô tả liên kết hóa học trong hợp chất hai oxit cao nhất của X, Y.

1.2/ Nén hỗn hợp gồm 4 mol nitơ và 16 mol hiđro vào một bình kín có thể tích là 4 lít (chỉ chứa xúc tác với thể tích không đáng kể) đã được giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng trong bình đạt cân bằng, áp suất trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu (lúc mới cho các khí vào chưa xảy ra phản ứng). Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

Câu 2 (3,0 điểm).

Cho từ từ dung dịch (X) chứa a mol HCl vào dung dịch (Y) chứa b mol K2CO3. Sau khi cho hết dung dịch (X) vào dung dịch (Y) ta được dung dịch (T).

a/ Dung dịch (T) chứa những chất nào? Tính số mol mỗi chất theo a, b?

b/ Trước và sau khi đun nhẹ đuổi hết khí trong dung dịch T có pH như thế nào? (nếu a = 2b)

Câu 3 (5,0 điểm).

3.1/ Viết các phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a/ H2O2 bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4).

b/ Dẫn khí clo qua dung dịch I2.

c/ Đun nóng Ca3(PO4)2 với hỗn hợp cát và than ở nhiệt độ cao.

d/ Cho ít vụn đồng vào hỗn hợp dung dịch chứa KNO3, H2SO4.

e/ Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.

3.2/ a/ Khi nung nóng một hỗn hợp (X) Na2CO3.10H2O và NaHCO3 thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 31,8 gam chất rắn. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong (X).

b/ Dung dịch (Y) chứa các ion: . Cô cạn dung dịch (Y) thu được hỗn hợp chất rắn (A). Nung (A) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn (B). Xác định thành phần các chất có trong (Y), (A), (B)

c/ Nêu phương pháp hóa học có thể dùng để loại các chất độc sau:

- SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp

- Lượng lớn khí clo trong phòng thí nghiệm.

Câu 4 (2,0 điểm).

4.1/ Cho các chất sau: ancol etylic, n-C9H9OH, glixerol, phenol, axit axetic, toluen, octan.

a/ Cho biết: những chất nào tan tốt, những chất nào kém tan và những chất nào không tan trong nước? Giải thích?

b/ Cho biết dạng liên kết hiđro giữa các phân tử phenol và ancol etylic thì dạng nào bền nhất, dạng nào kém bền nhất? (không giải thích)

4.2/ Từ etylen, các chất vô cơ, xúc tác và các điều kiện cần thiết có đủ. Hãy viết phương trình điều chế etylenglicol oxalat.

Câu 5 (2,0 điểm). Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối hơi so với heli bằng. Nung nóng X với xúc tác niken để toàn bộ anken được hiđro hóa thì tỉ khối hơi của hỗn hợp Y sau phản ứng đối với heli bằng 4.

a/ Tìm công thức phân tử của anken.

b/ Viết các công thức cấu tạo của anken.

Câu 6 (4,0 điểm).

6.1/ Khi phân tích m gam chất hữu cơ (A) (chứa C, H, O) thấy tổng khối lượng hai nguyên tố cacbon và hiđro là 0,46 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam chất (A) cần vừa đủ 0,896 lít O2 (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 1,9 gam.

a/ Tính giá trị của m và công thức phân tử của (A). Biết công thức phân tử của (A) trùng với công thức đơn giản nhất.

b/ Viết các công thức cấu tạo của (A). Biết m gam (A) tác dụng với natri dư thu được khí hiđro, còn cho m gam (A) tác dụng với dung dịch NaOH với lượng vừa đủ thì số mol NaOH cần dùng đúng bằng với số mol hiđro sinh ra ở trên.

c/ Tính thể tích khí H2 (ở đktc) và thể tích dung dịch NaOH 0,01M đã dùng.

6.2/ Oxi hóa etanol thu được hỗn hợp gồm anđehit axetic, axit axetic và một phần etanol không bị oxi hóa. Cần dùng những phản ứng nào để chứng minh sự có mặt của etanol, anđehit axetic, axit axetic có trong hỗn hợp.

Đánh giá bài viết
1 954
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm