Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 12 vòng 2 năm 2011 - 2012 môn Sinh học

Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 12 vòng 2 năm 2011 - 2012 môn Sinh học.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG II
MÔN THI: SINH HỌC

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10/11/2011

Câu 1: (2,0 điểm)

a. (1,5 điểm)

- Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.

+ Ống 1: chứa dịch phagơ độc.

+ Ống 2: chứa dịch vi khuẩn tương ứng với phagơ độc.

+ Ống 3: chứa hỗn dịch của ống 1 và 2, với tỉ lệ 1:2.

- Tiến hành các thí nghiệm sau: lấy một ít dịch từ mỗi ống nghiệm, cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng (đã đánh dấu tương ứng với ống nghiệm). Để một thời gian thích hợp:

a.1. Hãy nêu các hiện tượng quan sát được ở 3 đĩa thạch?

a.2. Giải thích các hiện tượng quan sát được?

b. (0,5 điểm)

- Tại sao vi khuẩn được chọn làm mô hình để nghiên cứu sinh trưởng của vi sinh vật?

Câu 2: (2,0 điểm)

a. (1,0 điểm)

- Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm:

+ Dung dịch 1: chứa ADN.

+ Dung dịch 2: chứa amylaza.

+ Dung dịch 3: chứa glucôzơ.

- Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng.

Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào - Giải thích?

b. (1,0 điểm)

Để phản ánh đặc tính của các tế bào, hãy điền chữ “có” hoặc “không” vào bảng dưới đây:

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh

Câu 3: (3,0 điểm)

a. (1,5 điểm)

Nghiên cứu về sự thoát hơi nước qua lá của ba loài cây (A, B, C), người ta thu được số liệu sau:Từ những số liệu trên, rút ra những kết luận theo các nội dung sau:

Đề thi học sinh giỏi môn sinh

a.1. Từ tốc độ thoát hơi nước của ba loài cây trên, qua đó rút ra kết luận gì?

a.2. Nhận xét lượng hơi nước thoát ra ở mặt trên và mặt dưới lá của ba loài cây – Giải thích vì sao?

a.3. Dựa vào lượng nước thoát qua mặt trên ở lá của loài B và C:

- Giải thích nguyên nhân có sự khác nhau đó?

- Dự đoán, loài B có nhiều khả năng là loại nhóm cây nào?

b. (1,5 điểm)

Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng.

- Giải thích thí nghiệm trên về hình thức mọc của thân cây và sinh trưởng của rễ?

Câu 4: (3,0 điểm)

a. (1,0 điểm)

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap. Hãy giải thích tác dụng của dipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hoá của lợn?b. (1,0điểm)

Vì sao ở động vật nhai lại, có nồng độ glucôzơ trong máu luôn rất thấp?

c. (1,0 điểm)

Năm nọ, lá dâu mất mùa, tằm lại đến tuần tuổi thứ năm, nếu nhịn đói sẽ không kéo kén được. Có người dùng cỏ xước đem luộc rồi lấy nước đó phun lên lá dâu cho tằm ăn. Thật kỳ lạ, tằm kéo kén ngay. Hãy giải thích tại sao?

Câu 5: (5,0 điểm)

a. (1,0 điểm)

Ở châu chấu kiểu dại có thân màu xanh lá cây được quy định bởi gen nằm trên NST X; một đột biến lặn quy định thân màu đỏ sẫm. Phép lai giữa một châu chấu cái đỏ sẫm với một châu chấu đực kiểu dại sẽ tạo ra thế hệ con tỉ lệ kiểu hình tính theo từng giới như thế nào?

b. (2,0 điểm)

Từ những hiểu biết về diễn biến trong chu kỳ tế bào, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội có hiệu quả nhất – Giải thích?

c. (2,0 điểm)

Hãy nêu 3 hiện tượng bình thường trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy?

Câu 6: (2,0điểm)

Ở vùng Bắc Mỹ có hai loài ruồi giấm cùng tồn tại: Drosophila pseudoobscura và Drosophila persimilis.

D. pseudoobscura thường gặp nhiều hơn D. persimilis ở độ cao thấp, vùng nóng khô;
D. pseudoobscura hoạt động mạnh nhất vào buổi chiều còn D. persimilis hoạt động chủ yếu vào buổi sáng.

Trong phòng thí nghiệm, người ta bố trí cho những ruồi cái còn trinh thuộc cả hai loài nói trên sống chung với ruồi đực D. pseudoobscura rồi theo dõi tỉ lệ ruồi cái được thụ tinh. Số liệu thu được như sau:

Đề thi học sinh giỏi môn sinh

Trong thiên nhiên, hiếm khi thấy 2 loài ruồi giấm này lai với nhau, các con lai đực thường không có khả năng sinh sản, các con lai cái có thể sinh đẻ nhưng con của chúng không có khả năng sống.

a. Dựa vào phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết trình tự những cơ chế cách li nào đã tách D. pseudoobscura và D. persimilis thành hai loài khác nhau?

b. Hãy định nghĩa khái niệm loài trên quan điểm di truyền học?

Câu 7: (3,0 điểm)

a. (1,0 điểm)

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh

- Hãy cho biết sơ đồ quần xã (A) và quần xã (B) biểu diễn cho loại diễn thế nào?

- Phân biệt sự khác nhau cơ bản của hai loại diễn thế trên?

b. (1,0 điểm)

Mối quan hệ giữa sự đa dạng về loài và số lượng cá thể của mỗi loài biến đổi theo chiều hướng nào:

- Khi đi từ mặt nước đến đáy biển?

- Ở trạng thái phát triển đỉnh cực của quần xã?

c. (1,0điểm)

Chọn đáp án đúng – Giải thích vì sao?

Các loài chim có tỉ lệ giữa chiều dày và chiều dài mỏ như sau: loài A: 0,41, loài B: 0,42, loài C: 0,55, loài D: 0,73, loài E: 0,80. Cạnh tranh sẽ xảy ra giữa loài nào với loài nào?

A. Loài A (0,41) và loài C (0,55)
B. Loài C (0,55) và loài E (0,80)
C. Loài A (0,41) và loài B (0,42)
D. Loài D (0,73) và loài B (0,42)

Đánh giá bài viết
1 489
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm