Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Lý thuyết Ngữ văn 7: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó

Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác đòi hỏi bài làm phải có phương pháp phù hợp

Yêu cầu tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận là xác định luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn

II. Bài tập vận dụng bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Hãy lập dàn ý cho đề bài: Thời gian là vàng.

Gợi ý

Mở bài: Giới thiệu giá trị của thời gian

Thân bài: giải thích thời gian (khái niệm diễn tả những điều đã, đang, sắp diễn ra. Thời gian có điểm mốc gắn với sự kiện)

+ Vàng bạc: chỉ những giá trị quý báu về vật chất

Bàn luận

- Đây là câu tục ngữ có giá trị ý nghĩa sâu sắc

Khuyên con người biết quý thời gian, trân trọng thời gian

- Thời gian giúp con người làm ra nhiều của cải vật chất

- Cần biết sử dụng thời gian hiệu quả, hợp lý mới có thể đạt được thành công và những mục tiêu của bản thân

- Phê phán những người không biết quý trọng thời gian

- Liên hệ tới bản thân

Kết bài: Nhắc nhở, ý thức mọi người phải biết quý trọng giá trị thời gian

Với nội dung bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về lập dàn ý cho bài văn nghị luận là xác định luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm