Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 9

Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội

(Câu 1: Trang 85 sgk Địa lí 9)

3
3 Câu trả lời
  • Phước Thịnh
    Phước Thịnh

    Khó khăn và thuận lợi của điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:

    - Thuần lợi:

    + Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.

    + Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.

    + Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.

    + Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.

    + Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

    - Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

    Trả lời hay
    2 Trả lời 10/08/21
    • Người Dơi
      Người Dơi

      Trả lời:

      a) Thuận lợi:

      - Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

      - Khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi sản xuât quanh năm.

      - Sông ngòi dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

      - Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh...là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dưng...

      - Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô..) các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng...

      b) Khó khăn

      - Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

      - Chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai: hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ; Bão; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; cát bay cát chảy ven biển.

      0 Trả lời 10/08/21
      • Su kem
        Su kem

        a) Thuận lợi:

        - Khí hậu: nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

        - Địa hình: kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

        + Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

        + Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

        + Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

        + Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.

        - Sông ngòi: dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

        - Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…

        - Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô...) các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

        b) Khó khăn

        - Chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.

        - Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi.

        - Nạn cát bay cát chảy ven biển.

        - Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

        0 Trả lời 10/08/21

        Địa Lý

        Xem thêm