Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đội ngũ dự án

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đội ngũ dự án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đội ngũ dự án

1. Khái niệm đội ngũ dự án

Đội ngũ dự án là một tập thể các cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc dự án. Đội ngũ dự án được thành lập trong thời gian tồn tại của dự án.

Một đội ngũ phải là một tập thể có cùng mục tiêu, lý tưởng. Các thành viên trong đội ngũ phải ảnh hưởng lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển đồng thời phối hợp công việc nhịp nhàng.

2. Nguyên tắc xây dựng đội ngũ dự án

Gắn quyền lợi và trách nhiệm: Đội ngũ phải có quyền lực trong việc đề ra chính sách, quyết định thì mới phát huy hết khả năng của mình và giành được thành tích cao trong công việc. Mặt khác, quyền lợi phải ngang bằng với trách nhiệm.

Khích lệ và ràng buộc: Đây là điều kiện đảm bảo đội ngũ hoạt động có hiệu quả. Có hệ thống đánh giá sự cống hiến của từng thành viên cũng như cả đội ngũ, đi kèm có chính sách khen thưởng kịp thời và kỷ luật rõ ràng.

Chỉ đạo và giúp đỡ: Mục tiêu, phương hướng phát triển của đội ngũ, việc lựa chọn nhân viên và lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ với bên ngoài, giải quyết xung đột… đều cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ của các chuyên gia và lãnh đạo cấp trên. Sự giúp đỡ toàn diện về tinh thần, vật chất của lãnh đạo là cực kỳ cần thiết.

Dung hòa các mối quan hệ bên ngoài: Bao gồm các mối quan hệ với khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước, đối tác…

Phát triển và lãnh đạo đội ngũ dự án

1. Phát triển đội ngũ dự án

Đào tạo và bồi dưỡng: Cần bồi dưỡng các thành viên trong đội ngũ về bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử để thúc đẩy sự trưởng thành của từng thành viên cũng như toàn đội ngũ.

Đánh giá và khuyến khích: Cần xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ thông qua sự đánh giá bên ngoài và sự đánh giá của chính bản thân các thành viên trong đội ngũ và xây dựng ngay chính sách khuyến khích để phát triển đội ngũ.

2. Lãnh đạo đội ngũ dự án

Trong sự phát triển đội ngũ và trong quá trình thực hiện dự án, vai trò lãnh đạo của tổng công ty và giám đốc dự án là vô cùng quan trọng. Có ba hình thức lãnh đạo như sau:

- Lãnh đạo dự án theo hình thức giám sát: Giám đốc dự án là người đưa ra mọi quyết định. Nhìn chung, giám đốc dự án thường độc chiếm quyền lực, các thành viên không được tham gia vào chính sách dự án mà chỉ thực hiện thông qua sự chỉ đạo của cấp trên. Hình thức lãnh đạo này cản trở sự phát huy tài năng và sự hợp tác của các thành viên, giám đốc dự án kiểu này rất khó thích ứng với điều kiện thay đổi nhanh chóng của thời đại.

Lãnh đạo dự án theo hình thức tham gia: Đây là hình thức quản lý tương đối dân chủ. Khi đề ra chính sách, giám đốc dự án thường trưng cầu, tiếp thu ý kiến của các thành viên trong đội ngũ, thường xuyên trao đổi các thông tin, tài liệu của dự án với các thành viên trong đội ngũ nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ giữa lãnh đạo và cấp dưới. Phương pháp lãnh đạo này thường có hiệu quả cao và phát huy được sự tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên, sức mạnh tập thể được chú trọng và phát huy.

Lãnh đạo dự án theo hình thức đội ngũ: Giám đốc và toàn thể đội ngũ cùng đưa ra chính sách, kế hoạch, cùng giải quyết vấn đề, gánh vác trách nhiệm của dự án. Mặt khác, giám đốc tuy đảm nhiệm trọng trách lớn nhưng ít khi tham gia vào công việc thường ngày của dự án.

Giám đốc cần phải làm cho toàn bộ thành viên đều dốc hết sức lực, trí tuệ vào công việc chung của dự án; cần khuyến khích tinh thần sáng tạo, tính năng động của mỗi cá nhân; phải có lòng tin với các thành viên trong đội ngũ và phải làm thế nào để họ có lòng tin với mình, tạo ra sức hút giữa các thành viên.

Trong quá trình xây dựng và vận hành đội ngũ, giám đốc dự án cùng lúc đảm nhiệm hai vai trò: vừa là thành viên vừa là người quản lý nhưng nhiệm vụ chính vẫn là thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ, đồng thời tạo ra cơ hội để các thành viên phát huy năng lực bản thân. Trong khi giải quyết các xung đột trong đội ngũ, giám đốc dự án cần tiếp thu, tập hợp, lựa chọn những ý kiến của các bên nhằm tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả nhất.

3. Xây dựng văn hóa đội ngũ dự án

Mỗi đội ngũ dự án đều cần có văn hóa riêng của mình, thể hiện qua tinh thần và ý chí của đội ngũ. Tinh thần đội ngũ là động lực để phát triển dự án, nếu đội ngũ thiếu tinh thần tập thể thì cũng giống một người không có sức sống. Tinh thần đội ngũ thể hiện ở lòng nhiệt tình của các thành viên, sự hỗ trợ thúc đẩy nhau vì mục tiêu chung, sự chia xẻ gánh vác trách nhiệm, bầu không khí cởi mở, dân chủ… Mặt khác đội ngũ dự án hiệu quả cao phải là một đội ngũ dự án có ý chí tiến thủ, các thành viên có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đón nhận những thách thức phía trước, biết đứng lên sau khi vấp ngã, biết rút ra những bài học từ sau thất bại, không ngừng nâng cao năng lực tố chất và tinh thần giác ngộ của bản thân, đội ngũ phải luôn tràn đầy không khí học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đội ngũ dự án về khái niệm đội ngũ dự án, nguyên tắc xây dựng đội ngũ dự án, phát triển đội ngũ dự án và lãnh đạo đội ngũ dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đội ngũ dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 427
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm