Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hàm phúc lợi xã hội

VnDoc xin giới thiệu bài Hàm phúc lợi xã hội được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Một trong những cơ sở lập luận quan trọng của việc đánh giá hiệu quả là sử dụng hàm phúc lợi xã hội. Khác với nguyên tắc Pareto, hàm phúc lợi của xã hội là nền tảng cho việc bố trí bất cứ kế hoạch phân bổ nguồn lực nào, và dựa theo hàm đó chúng ta chỉ có thể nói rằng tình huống này tốt hơn tình huống kia, nếu mọi người ít ra đều được lợi và một số người nào đó thì được lợi hơn. Như chúng ta sẽ thấy, vấn đề là ở chỗ cần xác định hàm phúc lợi của xã hội như thế nào.

Hàm phúc lợi của Bentham: Một trong những quan điểm lâu đời nhất cho rằng phúc lợi của xã hội nên được thể hiện một cách đơn giản là tổng mức hữu dụng của cá nhân khác nhau. Quan điểm này được gọi là thuyết hữu dụng do Jeremy Bentham đề xướng vào nửa đầu thế kỷ 19. Như vậy, trong nền kinh tế đơn giản của chúng ta gồm hai cá nhân, phúc lợi của xã hội là tổng mức hữu dụng của các cá nhân.

Dưới dạng biểu đồ, quan điểm này được thể hiện bằng một đường bàng quan của xã hội có dạng tuyến tính, như trên hình sau:

Lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.10 Phúc lợi xã hội theo Bentham

Phúc lợi xã hội bằng tổng lợi ích các cá nhân trong xã hội, trong đó: W là phúc lợi xã hội; Ui là độ hữu dụng (utility) của cá nhân i; N là tổng số người trong xã hội. Có thể thấy được mặt tích cực của thuyết phúc lợi xã hội này là mọi cá nhân đều bình đẳng và phúc lợi mỗi cá nhân là ngang bằng nhau, và đều được tính đến trong tổng phúc lợi toàn xã hội. Đây là một bước phát triển mới trong mô hình xã hội dân chủ so với các xã hội lạc hậu trước đó, ví dụ như xã hội Chiếm hữu nô lệ, hoặc xã hội Phong kiến. Trong các xã hội kiểu này, phúc lợi của người thuộc đẳng cấp thấp như “nô lệ” hoặc “tôi tớ” là rất thấp hoặc không được công nhận. Một đơn vị lợi ích của ông chủ có thể tương đương với vô hạn đơn vị lợi ích của tôi tớ. Trong điều kiện ấy, phúc lợi xã hội là tổng phúc lợi của những con người thuộc đẳng cấp trên và không tính tới lợi ích của bất kỳ người hầu, người nô lệ nào.

Tiêu chuẩn này chứa một hàm ý rõ rệt rằng, độ hữu dụng của 1$ đối với một người nghèo là tương đương độ hữu dụng của 1$ đối với người giàu. Vì thế đường bàng quan của xã hội là đường thẳng (với độ dốc bằng âm 1, tức là xã hội sẵn sàng bỏ một đơn vị hữu dụng của cá nhân thứ nhất để cá nhân thứ hai nhận được một đơn vị hữu dụng). Ngoài ra, sự đánh đổi giữa hai cá nhân bất kỳ không phụ thuộc vào mức thu nhập của từng cá nhân khác trong xã hội. Sự đánh đổi được sẵn lòng thực hiện giữa hai cá nhân không làm thay đổi tổng phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, quan điểm này đơn giản hóa mối quan hệ tương tác giữa phúc lợi của các cá nhân và coi nhẹ ảnh hưởng từ nhóm người có mức phúc lợi thấp nhất trong xã hội. Quan điểm này bỏ qua ảnh hưởng tiêu cực từ bất bình đẳng xã hội và khả năng ảnh hưởng tiêu cực của nhóm cực nghèo khi cho rằng mỗi đơn vị phúc lợi của mọi cá nhân là ngang bằng nhau trong mọi điều kiện kinh tế-xã hội và mức sống. Quan điểm này còn có hạn chế về khả năng đo đếm và so sánh các xã hội khác nhau về mức bất bình đẳng thu nhập. Ví dụ thuyết này không giúp phân tích và đánh giá hai xã hội có dân số bằng nhau và tổng phúc lợi bằng nhau trong khi phân hóa giàu nghèo khác nhau.

Thuyết phúc lợi xã hội của John Rawls

Rawls cho rằng, phúc lợi của xã hội chỉ phụ thuộc vào phúc lợi của những người nghèo khổ nhất trong xã hội và những người nghèo khổ đó nhưng không giành được cái gì từ việc cải thiện phúc lợi của những người khác. Theo quan điểm của Rawls, không có sự đánh đổi. Nói một cách khác, không có một mức tăng nào về phúc lợi của những người giàu có thể đền bù cho xã hội trước việc phúc lợi của những người nghèo khổ nhất bị giảm sút. Phúc lợi xã hội chính là lợi ích của nhóm cá nhân có thu nhập thấp nhất xã hội, bất kể lợi ích các nhóm xã hội khác như thế nào. Hàm phúc lợi xã hội theo quan điểm của Rawls:=min(Ui )

Dưới dạng biểu đồ, quan điểm này được thể hiện bằng một đường bàng quan của xã hội có dạng chữ L

Quan điểm này tuyệt đối hóa ảnh hưởng xã hội từ nhóm có phúc lợi thấp nhất, đồng thời loại trừ hoàn toàn tác động của mức phúc lợi có từ các nhóm trung lưu, nhóm giàu có. Phúc lợi của nhóm có vị thế xã hội thấp nhất được sử dụng làm thước đo phúc lợi toàn xã hội. Đây là một quan điểm được giới kinh tế học Phương Tây gọi là “cực đoan”. Tuy nhiên, quan điểm này tương đối đúng trong thực tiễn khi xem xét phúc lợi của nhóm yếu thế nhất có liên quan tới bối cảnh xã hội và các chính sách phân phối liên quan. Trong phạm vi hai quốc gia giàu có chỉ số GINI như nhau; nước nào có mức đói nghèo thấp hơn hẳn là một xã hội kém tốt đẹp hơn.

Thuyết phúc lợi xã hội theo quan điểm của Bernoulli-Nash

Thuyết phúc lợi xã hội này được Chủ nghĩa Duy lợi và của Rawls. Sự Phúc lợi xã hội phải bằng tích của lợi tổng:

coi là quan điểm tiến bộ hơn các quan điểm của tiến bộ này được thể hiện bằng hàm như sau: ích các cá nhân trong xã hội chứ không phải là

Phúc lợi xã hội bằng tích lợi ích các cá nhân trong xã hội, trong đó: W là phúc lợi xã hội; Ui là độ hữu dụng (utility) của cá nhân i; N là tổng số người trong xã hội. Dưới dạng biểu đồ, quan điểm này được thể hiện bằng một đường bàng quan của xã hội có dạng phi tuyến tính, như trên hình sau:

Lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.12 Phúc lợi xã hội theo Bernoulli-Nash

Ưu điểm của mô hình: Ảnh hưởng của phúc lợi giữa các cá nhân đến phúc lợi toàn xã hội đã được đề cao trong quan điểm này. Phúc lợi giữa các cá nhân được đo đạc theo quan điểm hữu dụng. Một đơn vị nguồn lực đem lại giá trị phúc lợi lớn hơn cho một người nghèo so với một người giàu. Cơ sở này cho phép giải thích việc đánh thuế người có thu nhập cao để trợ cấp cho người có thu nhập thấp có thể làm tăng phúc lợi xã hội nếu độ hữu dụng cận biên mà một người nghèo nhận được từ 1 đô la thu nhập tăng thêm vượt quá độ hữu dụng mất đi đối với một người giàu do bị mất đi một đô la ấy. Việc chuyển các nguồn lực từ người giàu sang người nghèo phải dừng lại ngay khi mà độ hữu dụng tăng lên vừa bằng độ hữu dụng mất đi.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng việc so sánh độ hữu dụng giữa các cá nhân là không có ý nghĩa. Vì không tìm ra được lời giải đáp đáng tin cậy cho câu hỏi liệu mức tăng độ hữu dụng của một cá nhân có mức thu nhập 1.000 đô la khi được thêm 1 đô la có lớn hơn hoặc nhỏ hơn độ hữu dụng của một cá nhân có mức thu nhập 1.500 đô la khi được thêm 1 đô la. Cũng vì lý do này cho nên một số nhà kinh tế lập luận rằng không thể có cơ sở khoa học cho việc so sánh phúc lợi.

Hơn thế nữa, một số nhà kinh tế vốn tin là có thể so sánh mức độ hữu dụng giữa các cá nhân, cũng coi giả thuyết cho rằng tất cả các cá nhân đều có hàm hữu dụng gần như nhau là không có sức thuyết phục. Tại sao chúng ta tin rằng với một đôla đưa thêm người giàu đạt độ hữu dụng ít hơn so với người nghèo? Trên thực tế, một số nhà kinh tế cho rằng hoàn toàn có cơ sở để nói là những cá nhân có khả năng kiếm được thu nhập cao (tức là có khả năng hơn trong việc chuyển lao động của mình thành tiền lương) cũng có khả năng hơn trong việc chuyển hàng hóa của mình thành sự hữu dụng).

Tuy nhiên, người ta có thể coi các hàm phúc lợi của xã hội như là phương tiện thích hợp cho việc tổng kết các số liệu về sự tác động của sự thay đổi chính sách. Vấn đề công bằng hàm ý đánh giá 1 đôla đưa cho người nghèo có giá trị hơn 1 đô la đưa cho người giàu. Các hàm phúc lợi của xã hội chỉ đơn thuần đưa ra một phương pháp đánh giá có hệ thống về phần thu nhập tăng thêm cho các cá nhân có mức thu nhập khác nhau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hàm phúc lợi xã hội về những quan điểm lâu đời nhất cho rằng phúc lợi của xã hội nên được thể hiện một cách đơn giản là tổng mức hữu dụng của cá nhân khác nhau....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Hàm phúc lợi xã hội. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.034
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm