Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

Với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình tự do hóa thương mại, việc xây dựng hệ thống nguyên tắc chung điều chỉnh các hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại nói chung và chuyển giao, phổ biến các sản phẩm trí tuệ nói riêng. Đồng thời đảm bảo tính thống nhất khi giải quyết những tranh chấp và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các bên trong các quan hệ thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm bản quyền... Đó chính là những lý do dẫn đến sự ra đời của TRIPs.

- Mục tiêu của TRIPs là nhằm thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và thích hợp các quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không trở thành các trở ngại cho hoạt động thương mại. Đồng thời, TRIPs cũng nhấn mạnh việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần đổi mới, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế và tạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

- Phạm vi điều chỉnh của TRIPs: Bao gồm các đối tượng:

+ Quyền tác giả;

+ Thương hiệu;

+ Chỉ dẫn địa lý;

+ Kiểu dáng công nghiệp;

+ Văn bằng bảo hộ sáng chế;

+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp;

+ Bảo hộ thông tin bí mật;

+ Kiểm soát các hoạt động chống cạnh tranh trong hợp đồng Li-xăng.

* Nội dung cơ bản của TRIPs:

Cũng giống như các cơ chế và luật lệ điều tiết khác trong khuôn khổ của WTO, TRIPs đưa ra các qui định về việc thúc đẩy việc bảo hộ và các đảm bảo về thực thi các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ theo hướng tạo thuận lợi hơn, tự do hơn, mở cửa và công bằng hơn. Trong các qui chế của TRIPs, có 2 qui chế quan trọng là Qui chế đãi ngộ tối huệ quốc và Qui chế đãi ngộ quốc gia.

Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc của TRIPs đòi hỏi một nước thành viên của WTO dành những ưu đãi, ưu tiên hoặc miễn trừ áp dụng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động thương mại cho công dân của một quốc gia thì cũng phải dành những điều kiện tương tự cho các công dân của tất cả các quốc gia thành viên khác thuộc WTO.

Quy chế đãi ngộ quốc gia của TRIPs đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên WTO cho các công dân của các quốc gia thành viên khác những đối xử không kém thuận lợi hơn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại so với công dân của nước mình.

Hai quy chế trên có thể không phải áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ (qui định miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ Hiệp định TRIPs của WTO). Các trường hợp ngoại lệ được qui định cụ thể trong: Công ước Paris; Công ước Berne; Công ước Rome; Hiệp ước Washington.

- Thời hạn thực hiện TRIPs: Thời hạn cần thiết để thực hiện chuyển đổi hệ thống luật của quốc gia phù hợp với nội dung của Hiệp định TRIPs là:

+ Đối với các nước công nghiệp phát triển là 1 năm sau khi hiệp định TRIPs có hiệu lực (tức 01/04/1995);

+ Đối với các nước đang phát triển là 5 năm;

+ Đối với các nước kém phát triển là 11 năm.

Các Hiệp định khác liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ

- Ngoài TRIPs, liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ còn có các Hiệp ước và Công ước điều chỉnh trong từng lĩnh vực như sau:

+ Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp;

+ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật;

+ Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình;

+ Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp.

- Tương tự như các lĩnh vực khác, các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ còn được đề cập trong các Hiệp định thương mại khu vực và song phương.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ về  tính thống nhất khi giải quyết những tranh chấp và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các bên trong các quan hệ thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 44
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm