Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và ý nghĩa thời đại

Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và ý nghĩa thời đại được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Mục tiêu

Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên:

Về kiến thức: Giúp học viên hiểu được một cách chỉnh thể nội dung học thuyết giá trị thặng dư – “hòn đá tảng” của chủ nghĩa Mác và ý nghĩa thời đại của học thuyết này.

Về kỹ năng: Giúp học viên xây dựng được kỹ năng tư duy, phương pháp luận khoa học trong việc lý giải bản chất của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong bối cảnh thế giới cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Về tư tưởng: Giúp học viên xác lập niềm tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng và con đường phát triển của đất nước trong bối cảnh ngày nay.

2. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Chuẩn đầu ra

(Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được)

Đánh giá người học

Yêu cầu đánh giá

Hình thức đánh giá

Về kiến thức:

- Hiểu được các phạm trù cơ bản trong Học thuyết giá trị (hàng hóa; giá trị của hàng hóa; lao động cụ thể, lao động trừu tượng; lượng giá trị hàng hóa) và Học thuyết Giá trị thặng dư của C.Mác - hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, tư bản bất biến, tư bản khả biến, m’, M, P, Z, R, tích lũy tư bản.

- Phân tích được nội dung yêu cầu, hình thức biểu hiện và tác động của quy luật giá trị đối với sự phát triển sản xuất hàng hóa.

- Vận dụng được hai phương phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để tạo ra giá trị tăng thêm trong nền kinh tế;

- Vận dụng được lý luận về tích lũy tư bản (tích tụ và tập trung tư bản) vào việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;

- Vận dụng được lý luận về giá trị thặng siêu ngạch trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh;

- Vận dụng được lý luận về các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong việc tạo gia giá trị tăng ở các lĩnh vực thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng và nông nghiệp.

Hiểu được một cách chỉnh thể nội dung học thuyết giá trị thặng dư – “hòn đá tảng” của chủ nghĩa Mác và ý nghĩa thời đại của học thuyết này.

- Thi viết tự luận

- Thi vấn đáp

- Thi vấn đáp nhóm

- Về kỹ năng:

- Xây dựng được kỹ năng tư duy, phương pháp luận khoa học trong việc lý giải bản chất của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong bối cảnh thế giới cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Vận dụng các nguyên lý kinh tế cơ bản trong Học thuyết Giá trị, Học thuyết giá trị thặng dư của Mác vào thực tiễn nhằm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam ngành/địa phương nơi học viên công tác.hiện nay.

- Thành thạo trong việc nhận diện, đánh giá, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước/ /ngành/địa phương nơi học viên công tác;

- Về tư tưởng:

- Nhận thức được sâu sắc hơn về tính quy luật phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường của nền sản xuất xã hội;

- Củng cố và khắc sâu được niềm tin vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong TKQĐ lên CNXH của Đảng và Nhà nước ta.

- Tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay.

3. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chi tiết

Hình thức tổ chức dạy học

Câu hỏi đánh giá quá trình

1. LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TIẾP CẬN HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC

1.1. Hàng hóa và giá trị của hàng hóa

- Hàng hóa

- Giá trị của hàng hóa

1.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

- Lao động cụ thể

- Lao động trừu tượng

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa

- Sức sản xuất của lao động

- Cường độ lao động

- Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động

1.4. Quy luật giá trị

- Nội dung quy luật giá trị

- Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

- Tác động của Qui luật giá trị

2. NỘI DUNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC

2.1. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

2.1.1. Hàng hóa sức lao động và sự tạo ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.

2.1.2. Tỷ suất và khối lượng gá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

2.2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thăng dư trong tư bản chủ nghĩa

2.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

2.3. Các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Sự biểu hiện ra bên ngoài của lợi nhuận dưới các hình thức cụ thể như lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô

2.4. Quá trình tích lũy tư bản

2.4.1. Bản chất của tích lũy tư bản

2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy của tư bản

2.4.3. Quy luật phổ biến của tích lũy tư bản

2.5. Quy luật giá trị thặng dư – Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

- Nội dung, bẩn chất của qui luật

- Tác động của qui luật

3. Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC

3.1. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho việc luận giải tính chất lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

3.2. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học vững chắc trong thời đại ngày nay khi khẳng định nguồn gốc sự giàu có là từ tăng năng suất lao động

3.3. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho việc nhận thức và phát triển kinh tế thị trường hiện đại

- Thuyết trình

- Phát vấn

- Neo chốt vấn đề

- Thảo luận nhóm

Câu hỏi trước giờ lên lớp:

1. Hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa? Vì sao H có 2 thuộc tính?

2. Phân tích nguồn gốc, bản chất của giá trị hàng hóa.

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn.

4. Nội dung, yêu cầu, hình thức biểu hiện của quy luật giá trị và ý nghĩa nghiên cứu.

5. So sánh hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường.

6. Luận giải nguồn gốc, bản chất iá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.

7. Quy luật phổ biến của tích lũy tư bản? Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản? Ý nghĩa thực tiễn trong quá trình CNH, HĐH.

8. Phân biệt giá trị thặng dư với lợi nhuận, và tỷ suất giá trị thặng dư với tỉ suất lợi nhuận.

9. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản. Giải thích xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản.

Câu hỏi trong giờ lên lớp:

10. Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa? Vận dụng vào thực tiễn phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.

11. Phân tích 2 phương pháp sản xuất gía trị thặng dư. Vận dụng vào phát triển kinh tế ngành/ địa phương hiện nay.

12. Lý giải tại sao giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

13. Giải thích Qui luật giá trị thặng dư – qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?

Câu hỏi sau giờ lên lớp:

14. Luận giải, làm rõ nội hàm phạm trù “bóc lột” trong bối cảnh hiện nay và lý luận về bần cùng hóa của Mác trong thế giới hiện đại?

15. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận địa tô của Marx trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.

16. Ý nghĩa của học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư của Marx.

4. Tài liệu học tập

(Phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc)

4.1. Tài liệu phải đọc

(1). Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, H. 2018.

(2). Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(3). Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4.2. Tài liệu cần đọc

(1). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,H.2002, t.23, tr. 16, 61, 63, 65, 70, 72, 119, 158, 215, 221, 222, 249, 250, 253, 294, 295, 297, 298, 312, 313, 314, 467, 468, 817, 818,851, 880, 881, 882.

(2). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1994, t.25 (phần 1), tr.320, 352, 357, 358, 364.

(3). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, t.26 (phần I), tr.215-217,583, 585, 521-522.

(4). Khoa Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị Khu vực I, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập I: Phương thức sản xuất TBCN, NXB Chính trị quốc gia, H. 2001.

5. Yêu cầu với học viên

(Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).

- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp.

- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5:

+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu các nội dung câu hỏi.

+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá các nội dung câu hỏi.

+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.

- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

-----------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và ý nghĩa thời đại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.693
Sắp xếp theo

    Cao học - Sau Cao học

    Xem thêm