Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cau Toan Văn học

Lập dàn ý thuyết mình về đồ dùng ở địa phương

3
3 Câu trả lời
  • Bánh Quy
    Bánh Quy

    Hướng dẫn lập dàn ý: Đôi dép lốp cao su là vật dụng được dùng nhiều trong kháng chiến, các em cần tìm tư liệu sau đó quan sát hình dáng bên ngoài, công dụng,… em có thể trích dẫn một vài mẩu chuyện đế thuyết minh cho bài viết thêm hấp dẫn.

    Mở bài

    Giới thiệu đặc điểm chung nhất về đôi dép cao su.

    Thân bài

    – Giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, những đặc điểm bên ngoài mà em nhìn thấy về đôi dép cao su.

    – Màu sắc, hình dáng, chất liệu, công dụng.

    – Một số câu chuyện về đôi dép cao su mà em biết.

    Kết bài

    Đôi dép cao su là vật dụng thân thiết của bộ đội ta thời kháng chiến, đôi dép cao su gắn với hình ảnh Bác Hồ, một con người giản dị sống mãi trong tâm trí người dân Việt Nam.

    0 Trả lời 25/02/23
    • Sếp trong nhà
      Sếp trong nhà

      Hướng dẫn lập dàn ý: Nón lá là vật dụng quen thuộc với người dân thôn quê hơn là ở thành phố. Để thuyết minh về nón lá cần chú ý trình bày đặc điểm cấu tạo, tác dụng, cách bảo quản… Ngoài ra, bạn có thế kề một vài làng nghề truyền thông làm nón nối tiếng ở Việt Nam, những bài thơ, bài ca nói về chiếc nón để thấy rằng nón là vật dụng gần gũi, quen thuộc với người dân Việt.

      Mở bài

      Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

      Thân bài

      – Hình dáng chiếc nón: hình chóp, hình xiên

      – Nguyên liệu: lá cọ, mo cau, tre nứa, dây cước, dây len và tranh ảnh đế trang trí.

      – Cách thức làm nón: phơi lá cho mềm sau đó là phẳng, làm 16 vòng nón bằng tre chuốt đều nhau, mo cau cắt xếp ngay ngắn trong lớp lá. Khi khâu nón dùng sợi cước khâu theo 16 vòng, mũi khâu đều và thẳng hàng.

      – Các loại nón: nón quai thao, nón bài thơ, nón lá già.

      – Những nơi làm nón nối tiếng ở Việt Nam: nón làng Chuông (Hà Nội), nón Huế, nón Quảng Bình.

      – Tác dụng của nón: che nắng mưa, bảo vệ sức khoẻ, làm quà tặng, là vật trang trí.

      – Bảo quản: không dùng đựng đồ, không tác động mạnh sẽ làm rách.

      Kết bài

      Cảm nghĩ của em về chiếc nón, chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

      0 Trả lời 25/02/23
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        1. Mở bài

        Giới thiệu cái phích nước: một trong những đồ dùng quen thuộc với nhiều thế hệ con người chính là cái phích nước.

        2. Thân bài

        a. Khái quát chung

        Lịch sử Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học kiêm hóa học người Scotland quý ngài James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton.

        Hiện nay, ở Việt Nam, phích nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến với con người.

        b. Thuyết minh chi tiết

        Cấu tạo: gồm vỏ phích và ruột phích.

        - Vỏ phích: hình trụ, thon dài, được làm bằng nhựa, bên ngoài in hình họa tiết bắt mắt để tăng tính thẩm mĩ. Vỏ phích còn bao gồm quai cầm hoặc nắp phích được làm bằng nhựa.

        - Ruột phích: gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.

        c. Công dụng của phích nước

        Được dùng phổ biến nhất để đựng nước nóng vì phích có khả năng giữ nhiệt cao.

        Dùng để ủ ấm và giữ cho trà được ấm lâu hơn.

        d. Bảo quản

        Đậy kín nắp phích khi có nước nóng ở trong đó để giữ nhiệt được lâu.

        Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài phích để phích luôn sạch sẽ.

        Tránh để phích nước va đập mạnh vì lớp thủy tinh bên trong rất dễ vỡ.

        3. Kết bài

        Khái quát lại vai trò của phích nước trong đời sống.

        0 Trả lời 25/02/23

        Văn học

        Xem thêm