Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên hệ mở rộng bài Đồng chí

Liên hệ mở rộng Đồng chí

Bài thơ Đồng chí là tác phẩm thường xuất hiện trong các đề thi Văn 9 và Thi vào lớp 10 môn Văn. Có rất nhiều đề văn hay liên quan tới tác phẩm này. Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn một số dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài Đồng chí để giúp các em có thể dễ dàng triển khai các đề văn về tác phẩm này.

Nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Đồng chí

“Chính Hữu đã tạo cho mình một giọng thơ, một phong thái thơ riêng, chất giọng và phong thái đó không hề hoà lẫn vào bất kể một giọng thơ nào khác, kể cả những tác giả quân đội .

(Ngô Vĩnh Bình)

2. “Cái tài và cái tình trong thơ Chính Hữu khiến những vần thơ đậm màu bộ đội và màu giai cấp vượt qua cả chiến tuyến.”

(Thùy An)

3. “Chính Hữu là một nhà thơ kĩ năng, có cảm hứng sáng tác độc lạ mà thâm thúy, ngặt nghèo, cẩn trọng trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có.”

( Nhà văn Hồ Phương )

Liên hệ với hoàn cảnh gặp gỡ của những người lính

“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài”

(“Nhớ” – Hồng Nguyên)

Khi phân tích câu thơ đặc biệt “Đồng chí!”, có thể liên hệ đến định nghĩa về đồng chí của chính tác giả:

“56 ngày đêm bom gầm, pháo dội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội
Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Nắm cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”
(“Giá từng thước đất” – Chính Hữu)

Khi nói đến thái độ lên đường mạnh mẽ, dứt khoát của người lính gợi ta liên tưởng đến câu thơ:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi)

Khi phân tích đến nỗi nhớ của người lính gợi ta liên tưởng đến những câu thơ của Hồng Nguyên:

“Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya”
(“Nhớ” - Hồng Nguyên)

Nói về sự hoành hành của những trận sốt rét rừng, chúng ta có thể liên hệ:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Hay

“Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa”
(“Lên cấm sơn” – Thôi Hữu)

Hoặc

“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”
(Nguyễn Đức Mậu)

Khi nói đến hoàn cảnh chiến đầu khó khăn, thiếu thốn, ta có thể liên hệ:

“Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh”
(“Nhớ” - Hồng Nguyên)

Hay:

“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)

Nói về những cái rét “chung chăn”, Thâm Tâm cũng đã từng viết trong “Chiều mưa đường số 5”:

“Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội đã về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Tấm mối tình Việt Bắc…”
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(“Lên Tây Bắc” - Tố Hữu)
Đánh giá bài viết
1 121
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm