Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô tả nào sau đây đúng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng

Trạng thái cân bằng Hóa học

Mô tả nào sau đây đúng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến trạng thái cân bằng hóa học. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Mô tả nào sau đây đúng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng

A. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi phản ứng thuận đã kết thúc

B. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi phản ứng nghịch đã kết thúc

C. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau

D. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án Đúng C Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau

Đáp án C

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.

B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch

C. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng.

C. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.

D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế phương trình phản ứng bằng nhau.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học?

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác

Xem đáp án
Đáp án C

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

Nồng độ, nhiệt độ và áp suất (chất xúc tác và diện tích bề mặt ko ảnh hưởng)

Câu 4. Cho 12 gam nhôm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2,5M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?

A. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2,5M lên 2 lần.

B. thay dung dịch H2SO4 2,5M bằng dung dịch H2SO4 1,25M.

C. tăng nhiệt độ lên đến 50OC.

D. thay 12 gam nhôm hạt bằng 12 gam nhôm bột

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 5. Có hai cốc chứa dung dịch K2SO3, trong đó cốc 1 có nồng độ lớn hơn cốc 2. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch HCl cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là

A. cốc 1 xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc 2 không thấy kết tủa.

B. cốc 1 xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc 2.

C. cốc 1 xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc 2.

D. cốc 1 và cốc 2 xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau.

Xem đáp án
Đáp án B

Cốc 1 có nồng độ lớn hơn cốc 2, nên khi cho cùng nồng độ dung dịch HCl vào 2 cốc thì cốc 1 sẽ có tốc độ phản ứng nhanh hơn cốc 2. Vậy cốc 1 xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc 2.

Câu 6. Cho một số hoạt động diễn ra trong sinh hoạt và đời sống nhận định nào không chính xác.

A.Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ có thể để được lâu hơn, tránh ôi thiu

B. Đun nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.

C. Đốt than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.

D.  Dấm hoa quả xanh bằng đất đèn sẽ làm hoa quả lâu chín hơn, giảm tốc độ chín của hoa quả

Xem đáp án
Đáp án D

A đúng, vì khi đó nhiệt độ giảm nên tốc độ phản ứng phân hủy thực phẩm giảm, thực phẩm giữ được lâu hơn.

B đúng, vì tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.

C đúng, vì tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

D sai, vì Dấm hoa quả xanh bằng đất đèn sẽ làm hoa quả lâu chín nhanh hơn, tăng tốc độ chín của hoa quả

Câu 7. Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3 (k) ΔH < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi tác động yếu tố nào sau đây?

A. giảm áp suất của hệ phản ứng.

B. tăng áp suất của hệ phản ứng.

C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.

D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 8. Cho phản ứng: FeO(r) + CO(k) ⇔ Fe (r) + CO2 (k). Khi tăng áp suất của phản ứng này thì

A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

B. cân bằng không bị chuyển dịch.

C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

D. phản ứng dừng lại.

Xem đáp án
Đáp án B

Cân bằng có tổng số mol khí hai bên bằng nhau nên sự thay đổi của áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng

Ở đây chúng ta phải nhớ áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê:: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Mô tả nào sau đây đúng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm