Mối quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong hệ thống

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Mối quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong hệ thống được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Mối quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong hệ thống

Hệ thống tài chính bao gồm các quan hệ sau:

Thứ nhất quan hệ giữa tài chính công và tài chính doanh nghiệp. Mối quan hệ này thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế cho nhà nước.

Thứ hai quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và các trung gian tài chính. Mối quan hệ này thể hiện qua việc các doanh nghiệp vay nợ ở các trung gian tài chính.

Thứ ba quan hệ giữa thị trường tài chính và các định chế tài chính. Mối quan hệ này thể hiện qua việc các định chế tài chính thực hiện huy động vốn trên thị trường tài chính.

Chức năng của hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính bao gồm các chức năng sau:

Thứ nhất, hệ thống tài chính tạo ra kênh chuyển tải vốn, làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội.

Thứ hai, thông qua hệ thống tài chính người cần vốn có được cơ hội tiếp cận với nhiều hình thức vốn khác nhau.

Thứ ba, thông qua hệ thống tài chính người có vốn có rất nhiều cơ hội đầu tư.

Thứ tư, hệ thống tài chính làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng – Liquidity) của vốn đầu tư.

Thứ năm, thông qua hệ thống tài chính, thông tin được tiếp cận một cách có hệ thống và rẻ hơn.

Thứ sáu, hệ thống tài chính chia sẻ rủi ro cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường ấy – Đây là điều quan trọng nhất của hệ thống tài chính.

Lưu ý: Khi thực hiện đầu tư, nhà đầu tư cần lưu ý mức sinh lời và rủi ro luôn đồng hành với nhau.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ - hoạt động thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước và các công ty tài chính. Và thị trường vốn - chủ yếu là thị trường chứng khoán.

Thị trường tiền tệ: thực hiện các chức năng sau:

Thứ nhất, trên thị trường tiền tệ thực hiện mua bán các công cụ nợ ngắn hạn.

Thứ hai, các công cụ sử dụng ở thị trường này là những công cụ này có thời hạn dưới một năm do đó các công cụ này có rủi ro thấp và tính thanh khoản cao.

Thứ ba, một số công cụ phổ biến trong thị trường này là: thương phiếu, kỳ phiếu thương mại, tín phiếu kho bạc, cam kết mua lại, chứng chỉ tiền gửi …

* Thị trường vốn: thực hiện các chức năng sau:

Thứ nhất, thị trường vốn thực hiện mua bán các công cụ vốn và công cụ nợ trung và dài hạn.

Thứ hai, hàng hóa giao dịch trên thị trường vốn là: trái phiếu và cổ phiếu.

Khi tìm hiểu thị trường tài chính cần lưu ý đến các điểm sau:

Thứ nhất, sự phân biệt thành hai thị trường chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu.

Thứ hai, hai thị trường này khó phân định rõ ràng về phạm vi và ranh giới.

Thứ ba, hai thị trường đều quan hệ mật thiết với nhau và có mối quan hệ với các trung gian tài chính. Ví dụ: lãi suất ngân hàng và giá cả chứng khoán …

Các chủ thể tài chính: bao gồm khu vực công, khu vực doanh nghiệp, khu vực trung gian tài chính, khu vực cá nhân và hộ gia đình.

Khu vực công: thể hiện bằng các quỹ tiền tệ của các cơ quan thuộc khu vực công.

Mục tiêu của khu vực công là hướng đến sự phát triển chung của cả xã hội, khắc phục sự thất bại của thị trường và đảm bảo công bằng xã hội.

Công cụ được sử dụng để huy động ở khu vực công là: thuế và các khoản thu mang tính bắt buộc.

Khi khu vực công thiếu hụt vốn thì khu vực này tham gia thị trường với tư cách là người cần vốn (sẽ phát hành nợ).

Toàn bộ các khoản thu từ thuế hay từ nợ vay sẽ dành để cấp kinh phí, tài trợ vốn nhằm mục tiêu phát triển chung cho cả nền kinh tế và xã hội.

Khu vực doanh nghiệp: đặc trưng là vốn và quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế.

Từ chiến lược đầu tư, doanh nghiệp lập ngân sách và tìm kiếm nguồn huy động vốn trên cơ sở cân bằng rủi ro và lợi nhuận.

Trên giác độ sử dụng, doanh nghiệp phải tính đến chuyện quản lý quỹ hay danh mục đầu tư.

Khu vực trung gian tài chính: bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các công ty tài chính. Khu vực này có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, khu vực trung gian tài chính ngày càng hoàn thiện và đa dạng hóa các công cụ hoạt động.

Thứ hai, quy mô vốn của các trung gian tài chính ngày càng tăng: vốn điều lệ, vốn tiền gửi, vốn từ hợp đồng bảo hiểm, vốn từ phát hành cổ phiếu.

Thứ ba, các trung gian tài chính ngày càng cung cấp nhiều tiện ích để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Thứ tư, trong khu vực trung gian tài chính việc chia sẻ rủi ro ngày càng đa dạng.

Hiện tại, các trung gian tài chính phát triển theo mô hình đa năng để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho xã hội thông qua danh mục đầu tư ngày càng đa dạng và phong phú.

Khu vực cá nhân và hộ gia đình: bao gồm các quỹ tiền tệ của hộ cá nhân và hộ gia đình.

Nguồn hình thành quỹ tiền tệ của khu vực này là: từ thu nhập do lao động, tài sản và tiền vốn góp.

Nguồn vốn của khu vực này được sử dụng để tiêu dùng và tiết kiệm; đầu tư trên tiền tiết kiệm.

Khu vực cá nhân và hộ gia đình là tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mối quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong hệ thống về đặc điểm của quan hệ giữa thị trường tài chính và các định chế tài chính, quan hệ giữa tài chính công và tài chính doanh nghiệp, quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và các trung gian tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Mối quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong hệ thống. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
5 3.520
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm