Nghị luận bàn về việc hiến máu nhân đạo

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận bàn về việc hiến máu nhân đạo được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận bàn về việc hiến máu nhân đạo

Hiến máu nhân đạo là một hoạt động mang ý nghĩa tự nguyện, trên tinh thần giúp đỡ những người nghèo không có tiền mua máu khi phải tiếp máu hoặc trong trường hợp số lượng máu dự trữ của ngành y tế đang thiếu. Do vậy, ngày 7/4 hàng năm là ngày vận động toàn dân hiến máu nhân đạo.

Được sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với anh Diệp Chánh Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 5 – người đã vinh dự đại diện cho tỉnh đến Hà Nội dự lễ “Tôn vinh những người hiến máu nhân đạo” năm 2007. Anh Phương nói: “Không ít người nghe nói đến từ “hiến máu” đã cảm thấy sợ và khi nhìn bạn bè tham gia tình nguyện hiến máu nhân đạo thì tuy ngưỡng mộ nhưng cũng kêu lên “sao mà dại thế?”. Sở dĩ sợ là vì có người cho rằng, hiến máu sẽ làm sức khỏe yếu đi, sợ kỹ thuật lấy máu sẽ gây đau đớn, khó chịu, bị nhiễm một số bệnh qua đường máu,... Nhưng tất cả các điều này không đúng; vì theo y học thì cơ thể không hụt đi lượng máu lưu thông khi chúng ta cho máu, người hiến máu chỉ phải chịu một mũi kim tiêm vào tĩnh mạch và chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, kim tiêm vô trùng bảo đảm không truyền bệnh. Hiến máu theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe!”.

Nghị luận bàn về hiến máu nhân đạoAnh Diệp Chánh Phương đã 15 lần tình nguyện hiến máu (từ năm 2005 đến nay), hiện tại anh vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường như bao người. Ở Sóc Trăng, ngoài anh Phương ra còn chị Thanh (phường 9), anh Duy (Bí thư Huyện đoàn Châu Thành) và nhiều người nữa chúng tôi không thể kể ra hết, là những người đã trên 10 lần tình nguyện hiến máu với tấm lòng nhân hậu của mình. Quả thực, với tâm lý “một giọt máu bằng sáu bát cơm” vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức hết được ý nghĩa của phong trào hiến máu nhân đạo. Không ít người khi nghe đến từ “hiến máu” là đã xua đi hoặc lắc đầu quầy quậy, nhiều gia đình cấm tiệt con cái tham gia hiến máu. Nhưng họ đâu biết rằng, chỉ cần hiến một phần máu của mình là đã cứu được nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu. Hành động ấy thật là ý nghĩa! Và anh Diệp Chánh Phương cùng bao anh chị khác đã làm nên nghĩa cử cao đẹp ấy!. Anh Phương đã trở thành tuyên truyền viên tích cực vận động anh chị em ruột, vận động bà con họ hàng và cả bà xã với hai con của mình cùng tham gia hiến máu nhân đạo. Hiện phường 5 đã thành lập nhóm “Hiến máu tình nguyện” với 20 thành viên, nhóm này sẵn sàng hiến máu bất cứ khi nào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần.

Người hiến máu là người từ 17 tuổi trở lên và có cân nặng 50 kg với nam, 45 kg với nữ. Những người trên 65 tuổi cũng có thể hiến máu nếu có sự đồng ý của thầy thuốc. Hầu hết các trường hợp có thể hiến một đơn vị máu (200ml) sau 8 tuần lễ. Với khoảng 200ml máu có thể cứu một mạng người. Chúng ta cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ uống một ly nước cam và ăn một bát phở, như vậy sẽ làm giảm bớt một số cảm giác có thể có sau khi hiến máu như choáng váng, hơi mỏi mệt. Chúng ta không nên uống cà phê, trà đặc trước khi hiến máu vì chất cafein làm cơ thể mất nước. Mỗi lần cho máu là mỗi lần cơ thể được kích thích quá trình tái tạo máu mới. Vì vậy, sau khi hiến máu hãy kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ, sức khoẻ sẽ tăng lên rất nhiều. Tham gia hiến máu cũng là một cách để biết rõ thực trạng sức khỏe của mình, từ đó có những biện pháp đi chữa trị kịp thời. Một lượng máu nhỏ sẽ được đưa đi xét nghiệm và kết quả sẽ gửi về an toàn cho người hiến máu. Nếu tham gia hiến máu từ 3 lần trở lên, khi cần đến việc truyền máu thì chúng ta hoàn toàn có quyền được cấp một lượng máu vừa đủ cho mình mà không phải trả bất cứ chi phí nào. Hiến máu nhiều lần giống như việc dự trữ máu cho mình vậy.

Máu của chúng ta là một dược phẩm vô giá, chưa có một thứ thuốc nào thay thế được, cũng như chưa nơi nào chế tạo ra nó được, không có máu cấp cứu và điều trị thì người bệnh sẽ chết. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội. Với những ý nghĩa nhân đạo cao đẹp trên và vì sức khoẻ của cộng đồng, của chính mình; mỗi cá nhân, mỗi tập thể, đặc biệt là các nhà quản lý hăng hái hưởng ứng phong trào hiến máu cứu người, coi đó là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của mình. Người có đủ điều kiện sức khoẻ, hiến máu một lần có thể cứu sống được nhiều người bệnh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình họ; đồng thời còn giúp ngành Y tế bớt khó khăn về tình trạng thiếu máu. Nếu ai không đủ sức khoẻ, không đủ điều kiện để tham gia hiến máu nhân đạo thì hãy cùng vận động bạn bè, người thân, xã hội tham gia hiến máu nhân đạo, cùng nhau sẻ chia, giữ gìn sự sống cho con người.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...”. Vâng, trong cuộc sống chúng ta cần lắm những tấm lòng như anh Phương, anh Duy, chị Thanh để gió mang đi, để xã hội có thêm nhiều bông hoa đẹp... mang mùa xuân đến cho những người cần giọt máu nghĩa tình!

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận bàn về việc hiến máu nhân đạo. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Nghị luận về bảo vệ tài nguyên đất

Đánh giá bài viết
1 449
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm